Để góp phần từng bước giải quyết vấn đề học viên người Việt mắc một số lỗi khi sử dụng bổ ngữ chỉ phương hướng tiếng Trung Quốc, Bài viết này tiến hành sưu tập ngữ liệu, phân tích các lỗi của học viên người Việt và đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục các lỗi đó. | ng«n ng÷ & ®êi sèng 22 sè 11 (193)-2011 Ng«n ng÷ trong nhµ tr−êng Nh÷ng lçi sö dông bæ ng÷ chØ ph−¬ng h−íng khi häc viªn ng−êi viÖt häc tiÕng trung quèc l−u hín vò (ThS, §¹i häc Ng©n hµng TP HCM) 1. Đặt vấn đề Trong tiếng Trung Quốc, bổ ngữ chỉ phương hướng có tần suất sử dụng tương đối cao, có kết cấu và ngữ nghĩa tương đối phức tạp. Tiếng Việt cũng vậy. Và đương nhiên giữa hai ngôn ngữ, cách dùng loại bổ ngữ này có khác nhau. Từ thực tế học tập, giảng dạy và nghiên cứu, chúng tôi phát hiện học viên người Việt thường mắc một số lỗi khi sử dụng bổ ngữ chỉ phương hướng tiếng Trung Quốc. Để góp phần từng bước giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành sưu tập ngữ liệu, phân tích các lỗi của học viên người Việt và đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục các lỗi đó. STT 2. Các lỗi thường gặp của học viên người Việt khi sử dụng bổ ngữ chỉ phương hướng tiếng Trung Quốc Nguồn ngữ liệu mà chúng tôi sử dụng nghiên cứu là bài thi môn Viết văn tiếng Trung Quốc của lưu học sinh Việt Nam tại Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc), Đại học Trung Sơn (Quảng Đông, Trung Quốc) và của sinh viên Khoa Ngữ văn Trung Quốc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn . Sau khi sàng lọc ngữ liệu, chúng tôi tìm được 266 câu sai về bổ ngữ chỉ phương hướng tiếng Trung Quốc, có thể quy làm 6 lỗi cơ bản sau: LỖI 1 Xác định sai điểm đứng 2 Thiếu bổ ngữ chỉ phương hướng 3 Thừa bổ ngữ chỉ phương hướng 4 Nhầm lẫn trật tự bổ ngữ chỉ phương hướng và tân ngữ 5 Nhầm lẫn giữa các bổ ngữ chỉ phương hướng với nhau 6 Nhầm lẫn bổ ngữ chỉ phương hướng và các bổ ngữ khác Tổng cộng Xác định sai điểm đứng Trong tiếng Việt, động từ chỉ phương hướng “đi có ý nghĩa cơ bản là biểu thị hướng rời xa chủ thể hoặc đối tượng”, động từ chỉ phương hướng “đến (hoặc tới) biểu thị hướng áp gần người nói hay một đối tượng nhất SỐ CÂU TỈ LỆ % SAI 36 13,53% 64 24,06% 56 21,05% 43 16,17% 40 15,04% 27 10,15% 266 100,00% định”1. Kết cấu “động từ + đến/ đi” có điểm đứng được xác định là vị trí của người nói, .