Bài viết giới thiệu tới người đọc hai tiểu loại từ láy âm tiêu biểu, được sử dụng trong tác phẩm của Xuân Diệu, đó là tiểu loại từ láy âm hoàn toàn và tiểu loại từ láy điệp âm. tài liệu. | 74 ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 1+2 (195+196)-2012 Ng«n ng÷ víi v¨n ch−¬ng vÞ trÝ cña tõ l¸y ©m trong th¬ t×nh xu©n diÖu TS NguyÔn kh¾c huÊn §Æng ThÞ lµnh (§¹i häc §µ L¹t) 1. Đặt vấn đề Từ láy âm thuộc loại đơn vị ngôn ngữ đặc thù của tiếng Việt. Không giống với những loại từ ngữ khác, từ láy âm hiện diện, không chỉ nhằm phục vụ mục đích giao tiếp đơn thuần. Nét nổi bật của loại đơn vị này là khả năng gợi hình, gợi cảm của chúng. Bởi vậy, đây chính là loại chất liệu điển hình của văn học nghệ thuật trong tiếng Việt, mà đặc biệt là đối với thơ ca. Truyền thống văn học nước nhà đã từng minh chứng điều đó. Các thi sĩ lớn của dân tộc đều là những bậc thầy trong việc sử dụng và khai thác loại chất liệu này, để phục vụ cho sự nghiệp văn học của mình. Tiêu biểu là các tác gia, như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, và tiếp theo là các nhà thơ mới, như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử . Để thấy rõ tính đặc thù của từ láy âm một chất liệu của văn học nghệ thuật, chúng tôi sẽ đi vào khảo sát và tìm hiểu giá trị của loại đơn vị này qua một tác phẩm thi ca của nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, đó là tập thơ tình của thi sĩ Xuân Diệu. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi chỉ giới thiệu tới độc giả hai tiểu loại từ láy âm tiêu biểu, được sử dụng trong tác phẩm, đó là tiểu loại từ láy âm hoàn toàn và tiểu loại từ láy điệp âm. Theo quan niệm phổ biến hiện nay thì từ láy âm là những từ được cấu tạo gồm hai tiếng (âm tiết) trở lên (phần lớn là hai tiếng) và giữa các tiếng có quan hệ về mặt âm thanh với nhau, trong đó ít nhất có một tiếng mất nghĩa từ vựng. Ví dụ: vui vẻ, xinh xắn, đẹp đẽ, khỏe khoắn, lạnh lùng, phất phơ, Xét về mặt cấu tạo, từ láy âm được phân chia thành: từ láy đôi và từ láy ba, láy tư (xốp xộp - xốp xồm xộp, tí ti - tí tị tì ti, đủng đỉnh - đủng đa đủng đỉnh, ). Xét về điểm lặp, từ láy đôi lại được phân thành các kiểu loại: từ lặp toàn phần và từ lặp bộ phận, trong từ lặp bộ phận, căn cứ vào điểm lặp cụ thể, lại có từ điệp âm (lặp phụ âm đầu), từ điệp vận