Hai bài thơ "Bánh trôi nước" và "Tự tình II" trên in đậm dấu ấn tính cách và phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương – một kì nữ trong nền thơ ca tiếng Việt. Với sự nghiệp sáng tác độc đáo để lại cho đời, Hồ Xuân Hương đã góp phần khẳng định tiếng Việt của dân tộc ta giàu và đẹp. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH TÀI NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ DÂN TỘC CỦA HỖ XUÂN HƯƠNG QUA BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC VÀ TỰ TÌNH II Nhà thơ Xuân Diệu vô cùng yêu mến và kính phục nữ sĩ Hồ Xuân Hương nên đã đặt cho bà danh hiệu cao quý là “Bà chúa thơ Nôm”. Quả thật, với tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc đạt tới trình độ tinh tế và điêu luyện, nữ sĩ rất xứng đáng với danh hiệu đó. Chúng ta có thể lấy hai bài thơ nổi tiếng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Hồ Xuân Hương để chứng minh. Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật khá phổ biến trong thơ ca trung đại, thường được dùng để gửi gắm một cách kín đáo suy nghĩ hay thái độ, quan điểm của tác giả trước một vấn đề nào đó có tính chất xã hội được nhiều người quan tâm. Hồ Xuân Hương nhìn chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian mà liên tưởng tới thân phận long đong, ba chìm bảy nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ đầy áp bức bất công. Tuy hình thức bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật với quy định khá chặt chẽ về nghệ thuật và nội dung nhưng ngôn ngữ thơ thì thuần là lời ăn tiếng nói hằng ngày của người lao động. Bánh trôi là thứ bánh được làm bằng bột nếp và đường thẻ. Gạo nếp ngâm một đêm cho mềm rồi đem xay thành bột, lọc cho mịn, để thật ráo nước. Bẻ từng mẩu nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, nặn cho tròn, giữa đặt một miếng đường thẻ xắt vuông hạt lựu làm nhân. Thả bánh vào nồi nước đang sôi để luộc. Chìm nổi vài lần là bánh chín, vớt ra nhúng sơ vào nước nguội rồi xếp vào đĩa, mỗi đĩa khoảng trên dưới một chục cái. Vỏ bánh trắng trong, hiện rõ nhân màu nâu đỏ, ăn dẻo, thơm và có vị ngọt đậm đà. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, thanh đạm, có thể dùng để cúng lễ. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch, dân gian cúng trời đất bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả). Hồ Xuân Hương mở đầu bài thơ bằng cách nói quen thuộc trong ca dao: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Những câu ca dao với chủ đề than thân trách phận thường được mở đầu bằng cụm