Phan Châu Trinh đã thể hiện một tầm nhìn xa rộng và những suy nghĩ sắc sảo khi vạch ra thực trạng cùng giải pháp truyền bá luân lí xã hội chủ nghĩa, gây dựng tinh thần đoàn kết để tiến đến sự nghiệp giành tự do độc lập cho dân tộc Việt Nam. Những điều Phan Châu Trinh nói về việc xây dựng nền luân lí xã hội cho đến nay vẫn có ý nghĩa thời sự nhất định. Nó nhắc nhở mọi người hãy nêu cao tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, vì tương lai tốt đẹp của đất nước. | VĂN MẪU LỚP 11 CẢM NHẬN VỀ TẦM NHÌN VÀ TẤM LÒNG CỦA PHAN CHÂU TRINH QUA ĐOẠN TRÍCH VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA BÀI MẪU SỐ 1: I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Phan Châu Trinh không chỉ là một người giàu lòng yêu nước mà còn là người thành công trong sáng tác văn chương. Ông luôn có ý thức dừng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, về đồng bào; tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ. – Về luận lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích tiêu biểu trong phần ba của bài Đạo đức và luận lí Đông Tây được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19 – 11 – 1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). – Phân tích đoạn trích, chúng ta sẽ thấy được tấm lòng và tầm nhìn của nhà yêu nước Phan Châu Trinh. II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Một vài nét về hoàn cảnh ra đời của bài viết Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta lâm vào tình trạng trì trệ và yếu kém ở mọi mặt. Thực dân Pháp đã đặt ra chính sách “ngu dân” như đầu độc dân ta bằng rượu, cồn, thuốc phiện. Chúng xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học Chính vì vậy mà nước ta ngày càng nghèo nàn, dân ta ngàv càng lạc hậu. Trong bối cảnh đó, nhiều người con ưu tú của dân tộc đã có tư tưởng tiến bộ, nhằm cách tân đất nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Những người con ưu tú này đều sử dụng văn chương để tuyên truyền, phổ biến, thế hiện chủ trương, đường lối cách mạng của mình. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, cụ Phan Châu Trinh đã viết bài Đạo đức và luận lí Đông Tây. Bài viết này được cụ trình bày vào đêm 19 – 11 – 1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn. Về luận lí xã hội ở nước ta là đoạn trích tiêu biểu được trích trong bài viết này. 2. Tầm nhìn xa trông rộng của cụ Phan Châu Trinh Nội dung đoạn trích có ba phần rất mạch lạc, rõ ràng: Phần một khẳng định nước ta chưa có luân lý xã hội. Phần hai, tác giả khẳng định bên châu Âu luận lí xã hội đã phát .