Bình luận bài Về luân lý xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh

Với phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc lại kiên quyết đanh thép đầy sức thuyết phục, đồng thời với tầm nhìn sâu rộng và suy nghĩ sắc sảo tiến bộ của mình, Phan Châu Trinh đã cho chúng ta thấy thực trạng về luân lí xã hội ở nước ta hiện nay, đồng thời như một lời nhắc nhở mọi người hãy nêu cao tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm với quốc gia, dân tộc mình. | VĂN MẪU LỚP 11 BÌNH LUẬN BÀI VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA CỦA PHAN CHÂU TRINH BÀI MẪU SỐ 1: Phan Châu Trinh sinh năm 1872 và mất năm 1926, là một nhà chiến sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông luôn ý thức được dùng văn chương để làm cách mạng, chính vì thế mà những tác phẩm của ông đều mang tính chất hùng biện và lập luận chặt chẽ ,đanh thép,thấm nhuần được tư tưởng yêu trong những tác phẩm chính của Phan Châu Trinh đó là đạo đức lí luận đông tây và lí luận về xã hội ở nước ta. Nổi bật lên trong đoạn trích là dũng khí của một người yêu nước. Qua đó có thể vạch trần được tình trạng đen tối của xã hội,và đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ , hướng đến một tương lai tươi sáng hơn. Với đoạn trích này thì tác giả muốn hướng tới cho toàn thể con người Việt Nam ,khôi phục được ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với sự phát triển của đất nước. Vậy qua đó chúng ta hãy tìm hiểu xem cái lí luận xã hội được tác giả nhắc tới đó là gì? Đó có nghĩa là lí luận của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ là quan tâm tới từng gia đình hay quốc gia mà còn đến cả một thế giới. Theo như Phan Chu Trinh thì trong xã hội Việt Nam đương thời thì gia đình nào biết gia đình nấy và lí luận quốc gia thì quốc gia nào lo cũng cố, phát triển quốc gia nấy. Ông cho rằng hai lí luận này đều tiêu vong và đó chính là nguyên nhân dẫn tới mất nước. Phan Chu Trinh đã chỉ rõ : ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội. Ông đã viết : “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều. Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì”. Ý của tác giả thì luân lí xã hội chẳng qua là tình cảm bạn bè giữa người này với người này . Tiếp đó tác giả đã so sánh quan điểm và nhận thức của người Châu Âu đối với người Việt Nam để nhấn mạnh rõ tình trạng trên. Ông cho rằng ở Châu Âu thì họ có ý thức đoàn thể và sẵn sàng làm việc chung sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau còn ở Việt Nam .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    611    4    01-05-2024
1    368    3    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.