Vở bi kịch Vũ Như Tô, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng khai thác bối cảnh Thăng Long trong những năm quằn quại dưới sự bạo tàn của Lê Tương Dực thông qua hình ảnh Cửu Trùng Đài “huy hoàng giữa cõi trần lao lực” và người nghệ sĩ “tranh tinh xảo với hóa công”: Vũ Như Tô. Thông qua vở kịch này, Nguyễn Huy Tưởng muốn đề cập đến người nghệ sĩ và bi kịch của họ, bi kịch cái đẹp bị lợi dụng. Bi kịch ấy được tập trung cao nhất trong hồi V – hồi kết của vở kịch: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. | VĂN MẪU LỚP 11 “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI” – BI KỊCH VỀ CÁI ĐẸP BỊ BỨC TỬ Trong các nhà văn Việt Nam, Nguyễn Huy Tưởng là tác giả có thiên hướng rõ rệt về đề tài lịch sử. Các tác phẩm của ông về đề tài này tái hiện những cột mốc lịch sử quan trọng suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì viết về những ngày đất nước chìm trong đêm tối đau thương bởi sự hèn yếu và nhiễu nhương bởi tay một người đàn bà có nhan sắc khuynh thành làm chúa Trịnh mê đắm đến mụ mị và đứa em trời đánh của mình: Tuyên phi Đặng Thị Huệ cùng “cậu trời” Đặng Mậu Lân. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng đưa các bạn đọc (nhất là các em thiếu nhi) ngược dòng thời gian về với triều đại nhà Trần, với người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản hiên ngang, tay bóp nát quả cam, tay phất cao lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân” xin đức thượng hoàng cho cầm quân đánh giặc. Tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô lại là khúc tráng ca ngợi ca người Hà Nội quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh trong ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vào mùa đông năm 1946. Còn với vở bi kịch Vũ Như Tô, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng lại khai thác bối cảnh Thăng Long trong những năm quằn quại dưới sự bạo tàn của Lê Tương Dực thông qua hình ảnh Cửu Trùng Đài “huy hoàng giữa cõi trần lao lực” và người nghệ sĩ “tranh tinh xảo với hóa công”: Vũ Như Tô. Thông qua vở kịch này, Nguyễn Huy Tưởng muốn đề cập đến người nghệ sĩ và bi kịch của họ, bi kịch cái đẹp bị lợi dụng. Bi kịch ấy được tập trung cao nhất trong hồi V – hồi kết của vở kịch: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Xuyên xuốt vở kịch, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài như một hiện thân của cái đẹp. Người nghệ sĩ mong muốn tạo tác nên một tác phẩm nghệ thuật vĩnh cửu nhằm “ tô điểm cho đất nước, đem hết tài ra xây cho giống nòi một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công”. Đó là cái đẹp thuần khiết của nghệ thuật, nhằm phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước, có giá trị tôn vinh người Việt. Nhưng đáng .