Đoạn trích"Vĩnh biệt cửu trùng đài " thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Đặc biệt, nhà văn đã dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, cũng như dẫn dắt vở kịch. Từng đoạn hội thoại, từng ngôn ngữ mà nhân vật phát ra đều khắc họa được cảm xúc , tình cảm mà họ dành cho nhau, cũng như chính bản chất con người của họ lúc gặp biến cố. Nhịp điệu kịch càng lúc càng tăng tiến, nhất là lúc gần đến cao trào và cuối cùng là ở thắt nút cho thấy được khung cảnh dồn dập lúc đó của câu chuyện. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA ĐOẠN TRÍCH “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI” Từ một sự kiện lịch sử có thật ở thế kỉ XVI, Nguyễn Huy Tưởng đã dùng tài năng của mình hư cấu, sáng tạo nên vở kịch hiện đại “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” với 5 hồi mang đậm nỗi trăn trở của mình về số phận của cái đẹp, số phận của người nghệ sĩ trước thực trạng của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Chỉ là một đoạn trích nhưng có đủ các yếu tố của một vở kịch : có thắt nút (xung đột), xung đột cao trào và mở nút (giải quyết xung đột). Không khí, nhịp điệu của sự việc được diễn tả theo chiều tăng tiến mức độ dồn dập đã thể hiện được tính chất gay gắt của mâu thuẫn và dần đẩy xung đột kịch lên cao trào. Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô là cái nút của mâu thuẫn. Xung đột đã được giải quyết bằng sự ra đi vĩnh viễn của cả hai. Với cả vở kịch, đoạn trích này là phần cao trào, rồi giải quyết mâu thuẫn lớn nhất của cả vở kịch. Đoạn trích thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Đặc biệt, nhà văn đã dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, cũng như dẫn dắt vở kịch. Từng đoạn hội thoại, từng ngôn ngữ mà nhân vật phát ra đều khắc họa được cảm xúc , tình cảm mà họ dành cho nhau, cũng như chính bản chất con người của họ lúc gặp biến cố. Nhịp điệu kịch càng lúc càng tăng tiến, nhất là lúc gần đến cao trào và cuối cùng là ở thắt nút cho thấy được khung cảnh dồn dập lúc đó của câu chuyện. Bên cạnh đó, còn có những đoạn chú thích được tác giả in nghiêng trong ngoặc đơn, giúp cho người đọc có thể hình dung rõ hơn về diễn biến, nội dung xung đột kịch cũng như hành động của nhân vật, qua đó nó càng thể hiện rõ nét hơn về từng cá nhân nhân vật. Cụ thể. Ở lớp I hay lớp V, đối với Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Là sự tôn trọng dành cho nhau của cả hai người. Đan Thiềm gọi Như Tô là “ông cả” với đầy sự kính trọng, bà lo lắng khi có biến cố. “Ông nghe tôi! Ông trốn đi! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được!” hay “tránh đi! Trốn đi”. .