Bài giảng Đất trồng-Phân bón - ĐH Phạm Văn Đồng

Bài giảng Đất trồng – Phân bón nhằm cung cấp cho sinh viên CĐSP ngành Công nghệ có đào tạo môn Kỹ thuật Nông nghiệp những kiến thức cơ bản về: khái niệm, vai trò của đất trồng và phân bón trong trồng trọt; quá trình hình thành và các tính chất cơ bản của đất; độ phì nhiêu của đất và cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật cải tạo sử dụng và bảo vệ môi trường đất,. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN Bài giảng: ĐẤT TRỒNG – PHÂN BÓN (Dùng cho chương trình CĐSP chính quy ngành Công nghệ có đào tạo bộ môn KTNN) Số tín chỉ: 02 (Giờ lý thuyết: 22; giờ thực hành: 16) -------------------------------- Người thực hiện: Ngụy Trường Huy Tổ: Sinh - KTNN Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2013 1 LỜI NÓI ĐẦU Học phần Đất trồng – Phân bón nhằm cung cấp cho sinh viên CĐSP ngành Công nghệ có đào tạo môn Kỹ thuật Nông nghiệp những kiến thức cơ bản về: khái niệm, vai trò của đất trồng và phân bón trong trồng trọt; quá trình hình thành và các tính chất cơ bản của đất; độ phì nhiêu của đất và cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật cải tạo sử dụng và bảo vệ môi trường đất; mối quan hệ tương tác đất trồng – phân bón – cây trồng; tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón. Song hành với kiến thức lý thuyết, học phần còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành cơ bản để mô tả một phẫu diện và lấy mẫu đất; xác định thành phần cơ giới và các loại độ chua của đất; xác định lượng vôi cần bón để cải tạo độ chua của đất và nhận diện một số loại phân bón thông thường Học xong học phần, sinh viên cần phải đạt được: 1. Về kiến thức + Hiểu được khái niệm, bản chất và các yếu tố hình thành đất trồng. + Nắm vững thành phần, tính chất chính của đất trồng và cơ sở khoa học của các biện pháp cải tạo bảo vệ sử dụng hợp lý tài nguyên đất. + Hiểu được vai trò, tính chất và biện pháp sử dụng các loại phân bón trong trồng trọt. + Hiểu được mối quan hệ tương tác đất trồng – phân bón – cây trồng. Chứng minh được bón phân đúng kỹ thuật không chỉ làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản mà còn cải tạo, duy trì, nâng cao được độ phì nhiêu của đất và bảo vệ môi trường. + Nắm vững nguyên lý và thực hiện đầy đủ các bài thực hành có trong học phần. 2. Về kỹ năng + Gắn được kiến thức lý thuyết trong chương trình với thực tế trồng trọt ở địa phương. + Thực hiện thành thạo các thao tác của các bài thực hành có trong học phần. + Biết lựa .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.