năm này vẫn là năm đánh dấu đỉnh cao của chu kỳ liên tục tăng trưởng FDI với dòng vốn toàn cầu tăng 30% và đạt tỷ đô, phá kỷ lục cũ của đỉnh cao 2000 ( 1411 tỷ đô ). Trước đó, năm 2006 cũng chứng kiến FDI thế giới tăng trưởng tới 38% và đạt tỷ đô. Cả 3 khu vực kinh tế chủ chốt là: nhóm các nước phát triển, nhóm các nước đang phát triển và các nên kinh tế đang chuyển đổi Đông Nam Âu, khối Commonwealth of Independent Stat (CIS) (gồm 12/15. | Trong hoàn cảnh hiện nay, Chính phủ các nước cần giảm bớt các chính sách bảo hộ nhằm kích thích đầu tư FDI trở lại. Dòng vốn FDI thế giới không hề có dấu hiệu sẽ phục hồi trong ngắn hạn. Đối với nhiều nước, điều này thực sự ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế. Hiệu quả mang lại của các chính sách công - ở cả cấp quốc gia và quốc tế trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính và hậu quả của nó - chủ yếu sẽ do xây dựng các điều kiện ưu đãi nhằm phục hồi nhanh dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế. Thách thức đặt ra là làm thế nào để khôi phục lại hệ thống tài chính tín dụng ổn định để mang lại dòng vốn “chính thống” cho đầu tư, và làm mới các cam kết về một nền kinh tế tự do. Đối với cả chính phủ các nước phát triển và chính phủ các nước đang phát triển, cần vượt qua những cám dỗ của các giải pháp mì ăn liền, thay vào đó là xây dựng và duy trì các chính sách vĩ mô ưu đãi và môi trường đầu tư thuận lợi. Về mặt này, các cơ quan xúc tiến đầu tư cần giữ vai trò tiên phong trong việc duytrì hoạt động triên khai đầu tư của các TNCs cũng như thu hút đầu tư mới.