Hồ Chí Minh là người sáng lập, đồng thời là người giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, Người đã kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức lý luận và hoạt động, tổng kết thực tiễn, xác lập nên một hệ thống các quan điểm, tư tưởng về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng Cộng sản trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu với các đặc điểm văn hóa truyền thống phương Đông | phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Theo Người, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng là sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và tập trung “Thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, tất cả đảng viên phải chấp hành vô điều kiện Nghị quyết của Đảng”; Phải chú ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình, có dân chủ trong Đảng mới có dân chủ ở ngoài xã hội, song dân chủ không phải là vô chính phủ; phải thực hiện tốt “nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, “Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau” để tránh tình trạng “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”. Đồng thời, cũng cần chú ý thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Theo Hồ Chí Minh đây là vũ khí sắc bén nhất làm cho Đảng ta trong sạch vững mạnh và là quy luật phát triển của Đảng. Vì Đảng ta tuy có nhiều người có tài, có đức, phần đông là những người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất ., nhưng “không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay”, do vậy trong Đảng phải luôn luôn tự phê bình và phê bình;