Chuyên đề 5: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" nằm ở phần đầu của truyện: Vân Tiên trên đường lên Kinh Đô dự thi, chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành. Chàng đã bẻ cây bên đường làm gậy. Xông thẳng vào những kẻ trong tau có vũ khí. Chàng đã đánh tan chúng, cứu được Kiều NGuyệt Nga và cô hầu Kim Liên. . | CHUYÊN ĐỀ 5: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. I. Vài nét về tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: a. Cuộc đời: - Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu. - Quê cha ở Thừa Thiên – Huế, ông được sinh tại quê mẹ ở Gia Định. - Cuộc đời Nguyễn Ðình Chiểu gặp nhiều khổ đau,bất hạnh: + Ngay từ nhỏ, Nguyễn Ðình Chiểu đã theo cha chạy giặc. Từ một cậu ấm con quan, bỗng chốc trở thành một đứa trẻ thường dân sống trong cảnh chạy loạn, trả thù, chém giết. + Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài tại trường Gia 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp tại quê cha, nhưng lúc sắp vào trường thi thì nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi trở về Nam chịu tang mẹ (1849).Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng rồi bị mù. Ông bị người yêu bội ước, công danh dang dở. - Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu đã ngẩng cao đầu sống một cuộc sống có ích: mở trường dạy học, bốc thuốc chữ bệnh cho dân, và tiếng thơ Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang khắp miền Lục tỉnh: + Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ,được nhiều thế hệ học trò kính yêu. + Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. + Là nhà thơ, Nguyễn Đình Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược, ông dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. - Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm: + Ông là lá cờ đầu trong nền thơ ca yêu nước chống Pháp. (Lên lớp 11, các em sẽ được học hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu viết về nội dung yêu nước. Đó là “Chạy giặc” và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”). + Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ (1858),Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm; kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến; cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sá ng .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.