Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xác định các loại hình năng lực cơ bản cấu thành năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi, đồng thời xác định mối quan hệ giữa các loại hình năng lực này với kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH địa phương. | 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Như chúng ta đã biết, bất cứ quốc gia hay địa phương nào đều cần có một bộ máy tổ chức lãnh đạo, quản lý, điều hành. Quản lý có thể bổ nhiệm, nhưng các nhà lãnh đạo cần được bầu (Surinder, S., August 2012). Theo đó, nhà lãnh đạo phải có ý chí và tư duy độc lập, có khả năng trở nên thông minh hơn khi quyết định những điều quan trọng (IQ); đồng thời cần có khả năng nâng cao phẩm chất, tính cách cá nhân nhằm lấy được niềm tin, sự tôn trọng và đồng thuận, xây dựng các mối quan hệ bền chặt (EQ) cộng với khả năng giao tiếp, huấn luyện, động viên, gây ảnh hưởng, đàm phán, lựa chọn, bỏ chọn, ưu tiên, lãnh đạo thực hiện hiệu quả (XQ). Ở Việt Nam, chính quyền xã là là chính quyền địa phương cấp thấp nhất gồm HĐND và UBND xã do nhân dân địa phương bầu ra; trực tiếp cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và đưa vào cuộc sống phục vụ nhân dân cũng như trực tiếp giải quyết mọi vấn đề xã hội nảy sinh; vì thế năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp xã giữ vai trò hết sức quan trọng. Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Toàn tỉnh có 01 thành phố và 11 huyện gồm 204 xã, phường, thị trấn. Trong thời gian qua, Sơn La đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về phát triển kinh tế; năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 7,32%; thu ngân sách trên địa bàn đạt tỷ đồng (UBND tỉnh Sơn La, 2016). Những thay đổi này là do sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền xã. Trong đó, nổi lên vai trò của đội ngũ lãnh đạo. Tuy vậy, song năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã ở Sơn La vẫn chưa xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ mới hiện nay. Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển KT-XH nhanh và bền vững, các địa phương thuộc miền núi nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng rất cần có cơ sở lý luận khoa học và hệ thống những giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ này. Mặc dù như vậy, nhưng cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh .