Mục tiêu nghiên cứu nhằm giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật. | Bản thân là một Phó hiệu trưởng tôi thấy rằng công việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là công việc thường xuyên liên tục và để thực hiện tốt nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh góp phần xây dựng thành công trường học thân thiện, học sinh tích cực, người cán bộ quản lý phải có kế hoạch cụ thể, có biện pháp phối hợp kiểm tra thường xuyên giữa nhà trường và gia đình. Và việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người quản lý chỉ đạo phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. Giáo dục kỹ năng sống cũng không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.