Sáng kiến kinh nghiệm này được nghiên cứu nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lô gíc, có trình tự, chính xác và có hình ảnh nội dung. | UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM Mã SKKN SÁNG KIẾN KINH NGH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học. Họ và tên: Đinh Thị Luyến Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Mầm non Trung Văn Năm học: 2016 – 2017 Mục lục Phần I: Đặt vấn đề. do chọn đề tài. đích nghiên cứu. Phần II: Giải quyết vấn đề 1. Tổng quan: . Cơ sở lý luận : sở thực tiễn: 2. Chương 2. Nội dung nghiên cứu: . Thực trạng: giải pháp hữu ích: chức thực hiện: . Kết quả đạt được: . Bài học kinh nghiệm. Phần III: Kết luận, kiến nghị. 1. Kết luận: 2. Kiến nghị: Phần I. Đặt vấn đề. 1. Lý do chọn đề tài: Chưa là mẹ nhưng chứa chan tình mẹ Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non. Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: Môn làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen văn học bộ môn văn học trẻ đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch tạo cho trẻ được hoạt động nhiều, giúp trẻ khả năng phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ. Bởi vì ở lứa tuổi trẻ được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở đầu trang sách cô giáo in lên những hình ảnh, những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ khác nhau, thông qua những bài thơ, câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức về xã hội, thiên nhiên, thông qua môn văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ. Và tạo tiền đề cho trẻ trước khi vào lớp 1, hiện nay trẻ mầm non việc tiếp cận với tác phẩm văn học còn nghèo nàn vốn từ, .