Đề thi học kì 1 lớp 12 năm 2013 môn Ngữ văn (Đề số 2)

Gửi đến các bạn Đề thi học kì I lớp 12 năm 2013 môn Ngữ văn (Đề số 2) giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. tài liệu. | ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2013 ĐỀ SỐ 2 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian: 90 phút Câu 1 (2 điểm): Trình bày sơ lược đặc điểm phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Câu 2 (3 điểm): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 300 từ) trình bày ý kiến của mình về quan niệm “Thầy là phù sa lặng lẽ”. Câu 3 (5 điểm): Phân tích hình tượng con sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. ĐÁP ÁN Câu 1 (2 điểm): Trình bày sơ lược đặc điểm phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. - Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh là một phong cách độc đáo, đa dạng, ở mối thể loại văn học đều thể hiện phong cách riêng, hấp dẫn - ( điểm). - Cụ thể - ( điểm): + Văn chính luận: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, bút pháp đa dạng ( điểm). + Truyện và ký: hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý (phương Đông ), vừa trí tuệ, hóm hỉnh (phương Tây) ( điểm). + Thơ ca: thơ tuyên truyền giản dị mộc mạc, màu sắc dân gian hiện đại, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu ( điểm). Câu 2 (3 điểm): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 300 từ) trình bày ý kiến của mình về quan niệm “Thầy là phù sa lặng lẽ”. HS biết làm một bài văn nghị luận xã hội (không quá 300 từ) trình bày ý kiến của mình trước một quan niệm về người thầy. Từ đó, khẳng định tính đúng đắn của quan niệm, rút ra bài học thực tiễn bổ ích trong quan hệ thầy trò, biết điều chỉnh thái độ và hành vi để tỏ rõ lòng tôn sư trọng đạo. - Giải thích ( điểm): + Thầy: là người có đủ năng lực, tài trí, nhân cách để dìu dắt, nâng đỡ, chỉ dẫn người học trên con đường chinh phục tri thức, khai mở tâm trí, bồi dưỡng tâm hồn + Thầy là phù sa lặng lẽ: trong sự nghiệp giáo dục (sự nghiệp “trồng người”), người thầy xưa hay nay vẫn luôn miệt mài, âm thầm, khiêm tốn đem hết tài năng và tâm huyết để dạy dỗ học sinh nên người, để

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.