Trước Mác, A8ngghen, những nhà triết học đều rơi vào quan niệm duy tâm khi xem xét vấn đề xã hội và đạo đức. Họ không thấy được tính quy định của nhân tố kinh tế đối với sự vận động của xã hội nói chung và đạo đức nói riêng. | Connexions module m30123 1 Nguồn Gốc BẢN CHẤT GHỨc NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA Đạo ĐỨC TS. Đinh Ngọc Quyên TS Lê Ngọc Triết ThS HỒ Thị Thảo This work is produced by The Connexions Project and licensed under the Creative Commons Attribution License y Tóm tắt nội dung Phần này trình bày về nguồn gốc bản chất chức năng và vai trò của đạo đức 1 NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC. Các quan niệm trước Mác về nguồn gốc của đạo đức. Trưóc Mác Ăngghen những nhà triết học kể cả duy tâm và duy vật đều rơi vào quan niệm duy tâm khi xem xét vấn đề xã hội và đạo đức. Họ không thấy được tính quy định của nhân tố kinh tế đối vói sự vận động của xã hội nói chung và đạo đức nói riêng. Do vậy đạo đức vói tính cách là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người của xã hội được nhìn nhận một cách tách rời cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra và quy định nó. Các nhà triết học đạo đức trưóc Mác đã tìm nguồn gốc bản chất của đạo đức hoặc ở ngay chính bản tính của con người hoặc ở một bản thể siêu nhiên bên ngoài con người bên ngoài xã hội. Nét chung của các lý thuyết này là không coi đạo đức phản ánh cơ sở xã hội hiện thực khách quan. Các nhà triết học - thần học coi con người và xã hội chẳng qua chỉ là những hình thái biểu hiện cụ thể khác nhau của một đấng siêu nhiên nào đó. Những chuẩn mực đạo đức do vậy là những chuẩn mực do thần thánh tạo ra để răn dạy con người. Mọi biểu hiện đạo đức của con người do vậy đều là sự thể hiện cái thiện tối cao từ đấng siêu nhiên và tiêu chuẩn tối cao để thẩm định thiện - ác chính là sự phán xét của đấng siêu nhiên đó. Những nhà duy tâm khách quan tiêu biểu như Platon sau là Hêghen tuy không mượn tói thần linh nhưng lại nhờ tói ý niệm hoặc ý niệm tuyệt đối về các lý giải nguồn gốc và bản chất đạo đức suy cho cùng cũng tương tự như vậy. Những nhà duy tâm chủ quan nhìn nhận đạo đức như là những năng lực tiên thiên của lý trí con người. Y chí đạo đức hay là thiện ý theo cách gọi của Cantơ là một năng lực có tính nhất thành bất biến có trưóc kinh nghiệm nghĩa là có trưóc và độc