Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu hấp phụ ion Cr(VI) và ion Ni(II) của chất hấp phụ là quặng mangan Cao Bằng. Các thí nghiệm được tiến hành với các thông số sau: khối lượng vật liệu hấp phụ: 1,0g; thể tích dung dịch Cr(VI) hoặc Ni(II): 25 mL; tốc độ lắc: 200 vòng/phút; thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với cả 2 ion trên là 90 phút ở nhiệt độ phòng (25±10 C); pH hấp phụ tốt nhất với Ni(II) là 5 ÷ 5,5; Cr(VI) là 2,0. Kết quả nghiên cứu cho thấy dung lượng hấp phụ cực đại của quặng mangan Cao Bằng đối với Cr(VI) theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir là 1,692 mg/g; đối với Ni(II) là 1,845 mg/g. | Vũ Thị Hậu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 77 - 84 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Cr(VI), Ni(II) CỦA QUẶNG MANGAN CAO BẰNG Vũ Thị Hậu* Trường Đại học Sư Phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu hấp phụ ion Cr(VI) và ion Ni(II) của chất hấp phụ là quặng mangan Cao Bằng. Các thí nghiệm được tiến hành với các thông số sau: khối lượng vật liệu hấp phụ: 1,0g; thể tích dung dịch Cr(VI) hoặc Ni(II): 25 mL; tốc độ lắc: 200 vòng/phút; thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với cả 2 ion trên là 90 phút ở nhiệt độ phòng (25±1 0C); pH hấp phụ tốt nhất với Ni(II) là 5 ÷ 5,5; Cr(VI) là 2,0. Kết quả nghiên cứu cho thấy dung lượng hấp phụ cực đại của quặng mangan Cao Bằng đối với Cr(VI) theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir là 1,692 mg/g; đối với Ni(II) là 1,845 mg/g. Từ khóa: hấp phụ, Cr(VI), Ni(II), quặng mangan Cao Bằng MỞ ĐẦU* Hiện nay vấn nạn ô nhiễm môi trường nước do các kim loại nặng là khá nghiêm trọng, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, đường miệng, qua da, với hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây rối loạn chức năng sinh lý của cơ thể sống, gây các bệnh ung thư, thần kinh. Do vậy, việc nghiên cứu loại bỏ chúng ra khỏi môi trường nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đã có nhiều phương pháp xử lý nguồn nước bị ô nhiễm kim loại như phương pháp sinh học, kết tủa hóa học, lọc màng, hấp phụ,.phương pháp hấp phụ cho đến nay vẫn được xem là phương pháp hiệu quả vì vật liệu sử dụng làm chất hấp phụ khá phong phú, dễ điều chế, thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao. Việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, phổ biến, giá thành rẻ như phế thải nông nghiệp (lõi ngô, vỏ lạc, vỏ trấu ), các loại zeolit, than tro bay, rong biển để xử lý chất ô nhiễm nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học [3-7]. Ở Việt Nam, khoáng sản kim loại rất phong phú và đa dạng [8], phân bố ở nhiều tỉnh thành trong cả nước [1] trong đó có quặng mangan. Mỏ mangan Cao Bằng có trữ lượng lớn, giá thành rẻ [9]. Tuy nhiên, các loại quặng