Độ tin cậy có vai trò then chốt trong sự phát triển kỹ thuật, nâng cao độ tin cậy giúp tránh được các sự cố có thể xảy đối với hệ thống. Trong lý thuyết về độ tin cậy của hệ thống đã có nhiều phương pháp khác nhau được đưa ra nhằm giải một bài toán duy nhất – tăng độ tin cậy của một hệ thống từ những thành phần không tin cậy: dự phòng truyền thống, dự phòng bảo vệ tích cực Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra giải pháp kết hợp hai cấu trúc dự phòng để đem lại độ tin cậy cao hơn của hệ thống. | Lê Quang Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 59 - 66 PHÁT TRIỂN CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ PHÒNG NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG Lê Quang Minh1, Triệu Xuân Hòa2*, Trần Thanh Thương3 1Viện Công nghệ thông tin – Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội 2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 3Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Độ tin cậy có vai trò then chốt trong sự phát triển kỹ thuật, nâng cao độ tin cậy giúp tránh được các sự cố có thể xảy đối với hệ thống. Trong lý thuyết về độ tin cậy của hệ thống đã có nhiều phương pháp khác nhau được đưa ra nhằm giải một bài toán duy nhất – tăng độ tin cậy của một hệ thống từ những thành phần không tin cậy: dự phòng truyền thống, dự phòng bảo vệ tích cực Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra giải pháp kết hợp hai cấu trúc dự phòng để đem lại độ tin cậy cao hơn của hệ thống. Từ khóa: độ tin cậy, dự phòng truyền thống, bảo vệ chủ động tích cực. ĐẶT VẤN ĐỀ* Độ tin cậy là đặc tính then chốt trong sự phát triển kỹ thuật, đặc biệt là khi xuất hiện những hệ thống phức tạp nhằm hoàn thành những chức năng quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau. Dựa vào độ tin cậy của hệ thống giúp chúng ta có được kế hoạch bảo trì, dự phòng, nâng cao độ tin cậy tránh được các sự cố có thể xảy ra. Hiện nay, các hệ thống tính toán kỹ thuật đang dần được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sốngxã hệ thốngnày được biết đến trong nhiều lĩnh vực: hệ thống kiểm soát nhà máy điện hạt nhân, hệ thống máy tính trong hệ thống ngân hàng, các công ty chứng khoán, hệ thống máy tính trên máy bay, hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh, Những hệ thống trên cần phải có khả năng phục hồi và khả năng tồn tại trong suốt thời gian hoạt động của hệ thống. Lý do là vì những thất bại của hệ thống có thể gây tổn thất lớn về kinh tế, để lại những hậu quả nghiêm trọng Trong lý thuyết về độ tin cậy của hệ thống đã có nhiều phương pháp khác nhau được đưa ra nhằm giải một bài toán duy nhất – tăng độ tin cậy của một hệ thống