Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số kích thích sinh trưởng lên khả năng tạo mô sẹo và tái sinh của cây chè. Kết quả cho thấy 2,4-D phù hợp hơn NAA trong thí nghiệm tạo mô sẹo từ mẫu thân và lá chè. Môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l 2,4-D thích hợp cho tạo mô sẹo từ lá chè và môi trường MS có bổ sung 1,5 mg/l 2,4-D thích hợp cho tạo mô sẹo từ thân cây chè. | Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 23 - 29 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI SINH IN VITRO CỦA CÂY CHÈ Nguyễn Thị Hải Yến*, Trần Thị Thu Hương Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để chọn tạo các giống chè có năng suất và chất lượng tốt phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ chè, việc ứng dụng công nghệ gen là một hướng tiếp cận có triển vọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng công nghệ gen thường đòi hỏi hệ thống tái sinh phù hợp và hiệu quả cao. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số kích thích sinh trưởng lên khả năng tạo mô sẹo và tái sinh của cây chè. Kết quả cho thấy 2,4-D phù hợp hơn NAA trong thí nghiệm tạo mô sẹo từ mẫu thân và lá chè. Môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l 2,4-D thích hợp cho tạo mô sẹo từ lá chè và môi trường MS có bổ sung 1,5 mg/l 2,4-D thích hợp cho tạo mô sẹo từ thân cây chè. Các mảnh lá mầm mang phôi đã xuất hiện chồi nhỏ sau 6 tuần nuôi cấy trên môi trường bổ sung BAP và kinetin. Các đoạn thân không chứa nách và mảnh lá không tái sinh trên môi trường MS có bổ sung BAP. Các nồng độ khác nhau của BAP trong môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng tái sinh chồi từ đoạn thân mang nách lá, môi trường MS bổ sung 1mg/l BAP thích hợp cho tái sinh đa chồi. Từ khóa: cây chè, tái sinh, kích thích sinh trưởng MỞ ĐẦU* Trên thế giới, chè là một trong những cây công nghiệp quan trọng, góp phần thu hút nhiều lao động dư thừa và là mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ của nhiều nước [7]. Ở nước ta, cây chè là một trong 10 chương trình trọng điểm về phát triển nông nghiệp. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ chè trong nước và xuất khẩu ngày càng cao vì vậy công tác chọn tạo giống chè phải đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về giống có năng suất và chất lượng. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây chè nhưng chủ yếu đi sâu nghiên cứu về đặc tính sinh hóa, đặc điểm sinh thái, giải phẫu lá, thân; đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất chất lượng chè [1], [3]. Để cải thiện