Nghiên cứu được tiến hành trên đàn bò H’Mông nuôi tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng nhằm đánh giá thực trạng đàn bò tại đây. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm có: cơ cấu đàn bò H’Mông, khối lượng và kích thước một số chiều đo, một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò cái. | Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀN BÒ H’MÔNG NUÔI TRONG NÔNG HỘ TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH CAO BẰNG Trần Văn Thăng1*, Mai Anh Khoa2, Nguyễn Thu Phương1, Nguyễn Hưng Quang1, Trần Huê Viên1, Nguyễn Hữu Trà3, Nguyễn Hữu Cường4 3Trung 1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên, tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, 4Bộ Khoa học và Công nghệ TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành trên đàn bò H’Mông nuôi tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng nhằm đánh giá thực trạng đàn bò tại đây. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm có: cơ cấu đàn bò H’Mông, khối lượng và kích thước một số chiều đo, một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò cái. Từ kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho công tác chọn lọc, nhân giống và khai thác nguồn gen bò H’Mông để phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng. Kết quả khảo sát cho thấy cơ cấu đàn bò H’Mông chưa thực sự hợp lý, vì số lượng bò H’mông trên 36 tháng tuổi chiếm 48,25%, còn lại 51,75% là bò dưới 36 tháng tuổi. Tỷ lệ giữa bò đực giống và cái sinh sản là 1:3,2. Bò H’Mông có khối lượng ở mức độ trung bình, ở 36 tháng tuổi con đực là 250,23 kg và con cái là 202,11 kg và khối lượng này thấp hơn rất nhiều so với bò H’Mông nuôi tại Hà Giang. Khả năng sinh trưởng thấp giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi ở con đực là 406,16 g/con/ngày và con cái là 341,50 g/con/ngày. Khả năng sinh sản của bò cái H’Mông nuôi tại Bảo Lâm là khá tốt, tuy nhiên tuổi động dục lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu chậm hơn so với bò H’Mông nuôi ở tỉnh Hà Giang. Từ khóa: Bò H’Mông; Cơ cấu đàn; Kích thước các chiều đo; Sinh trưởng; Sinh sản ĐẶT VẤN ĐỀ* Bò H’Mông là nhóm giống bò do người H’Mông sống ở khu vực miền núi phía Bắc tạo nên từ lâu đời. Giống bò này được phân bố ở các tỉnh như: Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, trong đó tập trung cao ở địa bàn vùng cao núi đá Hà Giang. Cùng với người H’Mông, bò H’Mông sinh sống bán cô lập ở độ cao trên 1000 m so với mực nước biển, nên