Đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x acacia auriculiformis) tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển rừng trồng Keo lai tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Nghiên cứu tiến hành trên tuổi 4, 6, 8 và 10 của rừng trồng Keo lai, mỗi độ tuổi được lập 3 OTC tại các vị trí chân, sườn và đỉnh để đánh giá khả năng sinh trưởng, trữ lượng, tính chất đất. kết quả cho thấy Keo lai hoàn toàn phù hợp cho sinh trưởng phát triển tại địa bàn nghiên cứu, khả năng sinh trưởng phát triển tương đối nhanh đặc biệt từ tuổi 6 đến tuổi 8 đường kính trung bình tăng từ 10,35cm lên , chiều cao trung bình Hvn tăng từ 12,37m lên 14,02m. | Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) TẠI XÃ BÌNH TRUNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN Trần Quốc Hưng1*, Hà Sỹ Huân2 Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 1Trường 2 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển rừng trồng Keo lai tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Nghiên cứu tiến hành trên tuổi 4, 6, 8 và 10 của rừng trồng Keo lai, mỗi độ tuổi được lập 3 OTC tại các vị trí chân, sườn và đỉnh để đánh giá khả năng sinh trưởng, trữ lượng, tính chất đất. kết quả cho thấy Keo lai hoàn toàn phù hợp cho sinh trưởng phát triển tại địa bàn nghiên cứu, khả năng sinh trưởng phát triển tương đối nhanh đặc biệt từ tuổi 6 đến tuổi 8 đường kính trung bình tăng từ 10,35cm lên , chiều cao trung bình Hvn tăng từ 12,37m lên 14,02m. Trữ lượng trung bình tuổi 8 là 132,8m3/ha, đây là tuổi đạt hiệu quả về sinh trưởng cao nhất chính vì vậy đây có thể coi là thời điểm khai thác có hiệu quả cao. Hiệu quả kinh tế của cây Keo lai cao hơn sơ với trồng Mỡ cụ thể Keo lai lãi đồng/ha/năm, Mỡ lãi đồng/ha/năm đồng thời chu kì kinh doanh rừng trồng Keo lai nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn. Ngoài ra rừng trồng Keo lai cũng có khả năng bảo vệ môi trường tốt. Từ khóa: Keo lai, Chợ Đồn, sinh trưởng, trữ lượng, hiệu quả MỞ ĐẦU* Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) thông qua việc thụ phấn chéo giữa Keo Tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn giống bố mẹ [1]. Ở Việt Nam, cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn và các cộng sự phát hiện đầu tiên tại Ba Vì (Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992. Tiếp theo đó, từ năm 1993 cho đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về cải thiện giống cây Keo lai, đồng thời đưa vào khảo nghiệm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.