Mâu thuẫn trong thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Việc phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn này có ảnh hưởng lớn đến tiến trình thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: hoặc kìm hãm sự phát triển – nếu không phát hiện kịp thời và giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn; hoặc thúc đẩy sự phát triển – nếu được phát hiện kịp thời và giải quyết triệt để mâu thuẫn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển nhanh với mục tiêu phát triển bền vững. | Phạm Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 131 - 135 MÂU THUẪN TRONG THỰC HIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Phạm Thị Nga*, Ngô Thị Tân Hương Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng nảy sinh không ít những mâu thuẫn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Việc phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn này có ảnh hưởng lớn đến tiến trình thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: hoặc kìm hãm sự phát triển – nếu không phát hiện kịp thời và giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn; hoặc thúc đẩy sự phát triển – nếu được phát hiện kịp thời và giải quyết triệt để mâu thuẫn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển nhanh với mục tiêu phát triển bền vững. Từ khóa: mâu thuẫn, động lực, kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam ĐẶT VẤN ĐỀ* Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bên cạnh những thành tựu đạt được đã nảy sinh mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển nhanh với mục tiêu phát triển bền vững trên các lĩnh vực cơ bản: kinh tế, xã hội và môi trường. Mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển nhanh với mục tiêu phát triển bền vững thể hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, tính thiếu bền vững của cân đối bên ngoài: Xét trên khía cạnh bền vững, cân đối bên ngoài của Việt Nam còn nhiều điều bất cập. Một là, trong cơ cấu xuất khẩu, xuất siêu thuộc về khu vực đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực đầu tư trong nước vẫn nhập siêu: năm 2012, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 12 tỷ USD, doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 11,7 tỷ USD [3, ]. Bên cạnh đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa năm 2000 là 52,98%, giảm xuống còn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
476    16    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.