Các phân tích được dựa trên mô hình quy hoạch hệ thống năng lượng dài hạn của Việt Nam sử dụng công cụ quy hoạch là phần mềm LEAP cho thấy, Việt Nam sẽ không thể đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai mà không cần nhập khẩu năng lượng. Trong khi đó nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) của nước ta được đánh giá có tiềm năng khá lớn nhưng mức độ khai thác và sử dụng còn nhiều hạn chế. | Phạm Thị Thanh Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 165 - 171 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CHO PHÁT ĐIỆN Ở VIỆT NAM Phạm Thị Thanh Mai1, Nguyễn Vĩnh Thụy2 1Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên, 2Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Các phân tích được dựa trên mô hình quy hoạch hệ thống năng lượng dài hạn của Việt Nam sử dụng công cụ quy hoạch là phần mềm LEAP cho thấy, Việt Nam sẽ không thể đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai mà không cần nhập khẩu năng lượng. Trong khi đó nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) của nước ta được đánh giá có tiềm năng khá lớn nhưng mức độ khai thác và sử dụng còn nhiều hạn chế. Sự ra đời của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh vào tháng 9/2012 đã định ra xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững, thúc đẩy việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sạch, NLTT, giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong sản xuất và tiêu thụ. Bài viết này nghiên cứu một số phương án sử dụng các nguồn NLTT đồng thời giảm công suất đặt các nhà máy điện sử dụng năng lượng hóa thạch của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2030 trong cân bằng cung cầu hệ thống năng lượng và đánh giá các tác động kinh tế, môi trường khác. Từ khóa: Năng lượng tái tạo, phát điện, quy hoạch, LEAP, giảm phát thải ĐẶT VẤN ĐỀ* Phát triển NLTT để có thêm nguồn năng lượng sạch, giảm ô nhiễm, giảm khí thải nhà kính và chủ động nguồn năng lượng là xu hướng tất yếu và đã tăng trưởng đều trong các năm qua trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Phát triển kinh tế của nước ta đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu năng lượng. Trong khi đó, nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt dần tỷ lệ với tốc độ phát triển kinh tế, đồng thời dẫn đến tình trạng gia tăng về ô nhiễm môi trường. Phát điện trong nước gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng truyền thống là than, dầu, khí và thủy điện lớn. Cụ thể, theo báo cáo của EVN, trong cơ cấu công suất các nguồn .