Vi Hồng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số Việt Bắc nói riêng. Bằng việc sử dụng một số dạng lời văn tiêu biểu trong lối viết tiểu thuyết như câu trần thuật lặp cấu trúc thành phần, câu ghép chỉ điều kiện (giả thiết) – kết luận và câu ghép chỉ sự nhượng bộ, Vi Hồng không chỉ làm cho người đọc ấn tượng với lối diễn đạt mềm mại, uyển chuyển, mượt mà và trong sáng mà còn làm nổi bật lên nội dung thông điệp trong từng tiểu thuyết. | Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 7 - 14 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỒI BẬT CỦA LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VI HỒNG Nguyễn Thị Thu Hương* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Vi Hồng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số Việt Bắc nói riêng. Bằng việc sử dụng một số dạng lời văn tiêu biểu trong lối viết tiểu thuyết như câu trần thuật lặp cấu trúc thành phần, câu ghép chỉ điều kiện (giả thiết) – kết luận và câu ghép chỉ sự nhượng bộ, Vi Hồng không chỉ làm cho người đọc ấn tượng với lối diễn đạt mềm mại, uyển chuyển, mượt mà và trong sáng mà còn làm nổi bật lên nội dung thông điệp trong từng tiểu thuyết. Từ khóa: Vi Hồng, văn xuôi, dân tộc thiểu số, lời văn nghệ thuật, tiểu thuyết TÁC GIẢ VI HỒNG VÀ VẤN ĐỀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC * Vi Hồng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số Việt Bắc nói riêng. Sức sống các tác phẩm của ông và tên tuổi của nhà văn đã được khẳng định. Việc nghiên cứu các sáng tác của ông những năm gần đây đã được mở rộng về nhiều khía cạnh như: tính dân tộc, giọng điệu, bản sắc văn hóa, cách viết, sự nghiệp sáng tác Trong đó, cách tổ chức lời văn nghệ thuật của Vi Hồng cũng rất riêng và là một đối tượng nghiên cứu đáng được quan tâm. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học “Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học” [7;288]. Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết Vi Hồng (cụ thể là một số dạng câu điển hình mà nhà văn ưa dùng) dựa trên lí luận về thi pháp lời văn trên các cấp độ ngôn ngữ của GS Trần Đình Sử. Theo nhà lí luận thì cú pháp cũng là phạm vi thể hiện thi pháp; trong các quy tắc kết hợp của ngôn từ, thi pháp cũng thể hiện đa dạng. Cụ thể, thơ có các phép đảo trang, đối, lặp, tỉ, hứng, còn cú pháp văn xuôi