Có thể nói, sự phân biệt khái niệm lý luận, phê bình văn học và diễn ngôn lý luận, phê bình văn học có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu văn học hiện nay. Sự phân biệt này sẽ góp phần quy định giới hạn và khả năng nghiên cứu các phương diện khác nhau văn học Việt Nam đương đại. Trong đó, việc diễn ngôn lý luận, phê bình văn học là một hướng đi mới chứa đựng nhiều hứa hẹn trong việc khẳng định những thành tựu, ghi dấu những khả năng và vạch rõ những thách thức của lý luận, phê bình văn học Việt Nam trong tương lai. | Trần Thị Ngọc Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 15 - 19 LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC VÀ DIỄN NGÔN LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC (NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI NIỆM) Trần Thị Ngọc Anh* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Có thể nói, sự phân biệt khái niệm lý luận, phê bình văn học và diễn ngôn lý luận, phê bình văn học có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu văn học hiện nay. Sự phân biệt này sẽ góp phần quy định giới hạn và khả năng nghiên cứu các phương diện khác nhau văn học Việt Nam đương đại. Trong đó, việc diễn ngôn lý luận, phê bình văn học là một hướng đi mới chứa đựng nhiều hứa hẹn trong việc khẳng định những thành tựu, ghi dấu những khả năng và vạch rõ những thách thức của lý luận, phê bình văn học Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: Lý luận văn học, phê bình văn học, lý luận, phê bình văn học, diễn ngôn lý luận, phê bình văn học. ĐẶT VẤN ĐỀ* Về mặt lý thuyết không có khái niệm ghép “lý luận, phê bình văn học”. Cách diễn đạt này là xuất phát từ thực tế hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam, cơ bản không có nghiên cứu thuần túy lý thuyết. Lý luận văn học chủ yếu ẩn danh qua hoạt động phê bình. Lý luận văn học của ta thường dừng lại ở việc giới thiệu và ứng dụng lý thuyết văn học nước ngoài, chứng minh chúng thông qua sự hoạt động tích cực của đời sống phê bình. Cụm từ “lý luận, phê bình văn học” ở ta về thực chất vẫn được ngầm hiểu là sự tích hợp của cả hai khái niệm lý luận văn học và phê bình văn học. Nó cũng cho thấy một thực tế ở ta về sự khó phân định hai hoạt động này trong nghiên cứu văn học. Một cụm thuật ngữ khác là “diễn ngôn lý luận, phê bình văn học” hiện nay cũng đang “hoạt động tích cực” trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Vậy giữa chúng có gì khác nhau? Sự khác nhau này có tác động như thế nào đối việc nghiên cứu văn học của chúng ta? KHÁI NIỆM LÝ LUẬN VĂN HỌC, PHÊ BÌNH VĂN HỌC “Lý luận văn học” là một từ Hán Việt gốc Nhật. Người Nhật dùng thuật ngữ này để dịch từ “Theory” trong tiếng Anh. Trung Quốc và Việt Nam ta đồng thuận với cách .