Chuẩn hóa kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin - giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm

Chuẩn hóa trình độ và kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho cán bộ giảng viên (CBGV) và sinh viên (SV) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho SV sau khi ra trường là một trong những giải pháp cần thiết, khả thi và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội. | Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160 CHUẨN HÓA KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIẢI PHÁP THIẾT THỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, TĂNG CƠ HỘI TÌM KIẾM VIỆC LÀM Nguyễn Minh Tân* Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Chuẩn hóa trình độ và kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho cán bộ giảng viên (CBGV) và sinh viên (SV) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho SV sau khi ra trường là một trong những giải pháp cần thiết, khả thi và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội. Tác giả đã trình bày ngắn gọn cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn của việc xây dựng đề án chuẩn hóa mà Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã ban hành và triển khai đồng bộ trong toàn Đại học; phân tích một số chuẩn quốc tế về CNTT đang được áp dụng phổ biến hiện nay như ICDL (International Computer Driving Licence), IC3 (Internet and Computing Core Certification), MOS (Microsoft Office Specialist) vv Trên cơ sở mô tả nội dung chi tiết và đánh giá mức độ phù hợp của chuẩn IC 3 quốc tế do tổ chức Certiport của Mỹ xây dựng, tác giả đã trình bày khái quát một số giải pháp cụ thể mà ĐHTN đã lựa chọn và tổ chức thực hiện như: đối tượng áp chuẩn và lộ trình triển khai, phương pháp và cách thức tiến hành Với gần 4000 CBGV, SV được đào tạo, tập huấn và nhận chứng chỉ IC 3 quốc tế sau 6 tháng triển khai đại trà, đã khẳng định tính khả thi và phù hợp của các giải pháp mà ĐHTN đang thực hiện, Bước đầu góp phần khẳng định vị thế, chứng minh năng lực đào tạo của Đại học Thái Nguyên. Từ khóa: Chuẩn hóa; chuẩn đầu ra, ứng dụng CNTT; IC3 quốc tế; tin học đại cương; ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong thời đại toàn cầu hoá, một đất nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông sẽ có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế, văn hoá và phát triển. Quan điểm trên đã được khẳng định một cách nhất quán và xuyên suốt qua hàng loạt các Nghị quyết, chỉ thị, các đề án và chương trình hành động từ trung ương đến địa phương trong nhiều năm qua, như: Nghị quyết số 37 NQ/TW, ngày .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.