Mối quan hệ giới trong gia đình người sán chỉ

Bài viết xem xét về mối quan hệ giới trong gia đình người Sán Chỉ, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết mối quan hệ giới trong gia đình và nâng cao vị thế của người phụ nữ Sán Chỉ. Số liệu trong bài viết được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS version , dựa trên nghiên cứu thực địa với người Sán Chỉ ở thôn Khuổi Bẻ và thôn Nà Lẩy, xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. | Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 127 - 131 MỐI QUAN HỆ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI SÁN CHỈ (Khảo sát tại xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn) Tạ Thị Thảo* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để hướng tới những chính sách đặc thù về giới cho vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số (DTTS), việc nghiên cứu về thực trạng mối quan hệ giới trong gia đình DTTS được xem là cấp thiết. Ở cả xã hội mẫu hệ và phụ hệ, trong mối quan hệ giới, người phụ nữ DTTS là người thiệt thòi hơn nam giới trên hầu hết mọi phương diện. Bài viết xem xét về mối quan hệ giới trong gia đình người Sán Chỉ, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết mối quan hệ giới trong gia đình và nâng cao vị thế của người phụ nữ Sán Chỉ. Số liệu trong bài viết được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS version , dựa trên nghiên cứu thực địa với người Sán Chỉ ở thôn Khuổi Bẻ và thôn Nà Lẩy, xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Từ khoá: mối quan hệ giới, phụ nữ Sán Chỉ, bình đẳng giới, phân công lao động, tiếp cận và kiểm soát nguồn lực ĐẶT VẤN ĐỀ* Quan hệ giới được hiểu là những tương tác xã hội ổn định giữa nam giới và phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, do con người, xã hội thiết lập nhằm quy định về quyền lợi, trách nhiệm, vị trí, vai trò, hành vi, thái độ của nam giới và phụ nữ. Theo đó, quan hệ giới trong gia đình DTTS được hiểu là mối tương quan giữa thành niên nam và thành viên nữ của gia đình về thực hiện các chức năng của gia đình thông qua hoạt động phân công lao động theo giới, sự kiểm soát các nguồn lực và vai trò quyết định của phụ nữ và nam giới trong gia đình DTTS. Sán Chỉ là nhóm dân tộc ít người sinh tụ chủ yếu ở Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghiên cứu này được khảo sát trong cộng đồng người Sán Chỉ khu trú chủ yếu tại thôn Khuổi Bẻ và thôn Nà Lẩy (Xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn). Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xem xét tới: 1. Quan hệ giới trong việc thực hiện chức năng kinh tế gia đình; 2. Quan .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.