Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Phân tích phương sai một nhân tố, kiểu bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mô hình toán học,. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. chi tiết nội dung tài liệu. | Bài 3 PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT NHÂN TỐ I- NỘI DUNG Trong chương trước đã trình bầy cách so sánh hai trung bình của hai tổng thể, mở rộng sang so sánh trung bình của nhiều tổng thể chúng ta có bài toán phân tích phương sai một nhân tố (single factor anova). Theo dõi ảnh hưởng của a công thức hay nghiệm thức thí nghiệm (treatement) đến kết quả thí nghiệm. Công thức có thể chỉ bao gồm một yếu tố (Giống, chế độ canh tác, mật độ trồng, loại thuốc trừ sâu bệnh, phương pháp làm đất, chế độ nước . ), cũng có thể bao gồm nhiều yếu tố (giống x phân bón, giống x mật độ, mật độ x chế độ nước x phân bón . . . ), nhưng không xét tác động riêng của từng yếu tố mà xét tác động chung của các yếu tố và gọi đó là tác động của một nhân tố . Trong tài liệu này nhân tố A đươc coi là cố định (Fixed) Việc bố trí thí nghiệm ( thiết kế thí nghiệm) để so sánh các trung bình của a công thức được gọi là bố trí thí nghiệm một nhân tố, mỗi công thức thí nghiệm là một mức của nhân tố. Các mức được coi là định tính và có tên, thường gọi là nhãn (label), để đơn giản gọi a mức là A1, A2 . . . , Aa Làm thí nghiệm so sánh năng suất của 5 giống ngô thì nhân tố ở đây chỉ gồm một yếu tố có 5 mức là 5 giống ngô, hay còn gọi là 5 công thức. Mỗi giống ngô được thử nghiệm trên một số ô thí nghiêm (hay đơn vị thí nghiệm), mỗi ô được coi là một lần lặp (repetition). Thí dụ nếu mỗi giống lặp lại 3 lần thì phải có 5 . 3 = 15 ô thí nghiệm. Thí nghiệm 5 giống ngô và 4 công thức bón phân và chỉ xét tác động chung của tổ hợp Giống x Phân (Gi x Pj) thì có thí nghiệm một nhân tố với 5. 4 = 20 công thức thí nghiệm, mỗi công thức được lặp lại 3 lần, như vậy phải có 5. 4. 3 = 60 ô thí nghiệm. Vì chỉ quan tâm đến một nhân tố nên các dữ liệu được sắp thành từng nhóm, mỗi nhóm là các lần lặp của một mức của nhân tố do đó còn gọi việc phân tích số liệu nhằm N D Hien 24 tách biệt các phương sai theo hai nguồn biến động nhân tố và sai số là bài toán phân tích phương sai một cách sắp xếp (one way anova). Giả sử công thức