Đề kiểm tra HK 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2012 - THPT Chuyên Lê Quý Đôn cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập ôn thi môn Ngữ văn. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. | SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƢỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 Chƣơng trình: CƠ BẢN (Thời gian kiểm tra: 90 phút) PHẦN TRẮC NGHIỆM:15 câu (3 điểm) Câu 1: Trong lịch sử phát triển của tiếng Việt, chữ quốc ngữ bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong văn chương vào thời kì nào? A. Thời kì Pháp thuộc B. Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc C. Thời kì dựng nước D. Sau Cách mạng tháng Tám. Câu 2: Dòng nào nói đúng nỗi niềm của Kiều trong hai câu thơ sau? Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về (Trao duyên, trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) A. Kiều tin rằng nàng ra đi chắc chắn sẽ có ngày trở lại B. Kiều hình dung oan hồn mình sẽ về theo gió C. Kiều hẹn rằng đến mùa thu nàng sẽ về thăm gia đình D. Kiều biết rằng nàng sẽ ra đi không bao giờ về thăm gia đình được nữa Câu 3: Từ “đồ hồi ” trong câu : “Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi có nghĩa là? A. Mưu đồ bá vương. B. Mưu tính việc khôi phục lại. C. Sự bồi hồi , thao thức. D. Mưu đồ quay lại. Câu 4: Dòng nào nói đúng nội dung của đoạn trích Nỗi thương mình ( trích Truyện Kiều-Nguyễn Du) ? A. Thân phận đau đớn, tủi nhục của Kiều ở chốn lầu xanh và ý thức về nhân phẩm của nàng. B. Nỗi buồn đau của Kiều ở chốn lầu xanh và niềm nhớ thương gia đình da diết. C. Tâm trạng đau xót của Kiều ở chốn lầu xanh và ước mơ giải thoát của nàng khỏi vũng bùn nhơ. D. Sự chấp nhận của Kiều ở chốn lầu xanh và tâm trạng bi quan của nàng. Câu 5: Trong bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương, đâu không phải là nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời ? A. Do chế độ thi cử của nhà nước B. Do người có học thì ít để ý đến thơ ca C. Do thời gian làm hủy hoại các thư tịch D. Do chỉ thi nhân mới thấy hết cái đẹp của thơ ca Câu 6: Dòng nào sau đây lí giải đúng về chủ đề văn bản ? A. Thể hiện những điều tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe. hiện sự quan tâm và chiều sâu nhận thức của tác giả về cuộc sống. C. Thể hiện khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả. D. Thể hiện .