Bài tiểu luận này gồm cớ 3 phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm 2 chương. Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết lý luận. Chương 2: Nghiên cứu thực tiễn. . | Đề tài đã mô tả chính sách tài khoá ở Việt Nam hiện nay khá đầy đủ. Nêu ra những quan điểm, cơ sở lý thuyết về chính sách tài khoá để từ đó áp dụng vào thực tiễn. Tác động của chính sách tài khoá hiện nay, thực trạng của chính sách tài khoá đã được nêu ra theo mô hình SWOT. Nguyên nhân mặt tích cực và tiêu cực mà chính sách tài khoá tạo ra trong giai đoạn hội nhập. Dần dần đúc rút ra được những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới (Mỹ,Trung Quốc) về cách thức thành lập, áp dụng và quản lý hoạt động của chính sách tài khoá để xây dựng chính sách tài khoá ở Việt Nam một cách hiệu quả, nâng cao tác dụng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. Do tầm quan trọng đó, việc cần phải có những chính sách tài khóa phù hợp để tác động vào nền kinh tế nhằm làm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát là việc làm hết sức cần thiết và cần phải được quan tâm, đồng thời công tác thực hiện chi tiêu của Chính phủ phải được minh bạch, việc kiểm tra, giám sát cần phải được quan tâm nhiều hơn để các chính sách tài khóa phát huy được tác dụng như mong đợi.