Vật liệu compozit polyanilin – mùn cưa (PANi–mùn cưa) được tổng hợp bằng phương pháp hóa học trong môi trường axit với sự có mặt của chất oxi hóa amoni pesunphat. Đặc trưng và cấu trúc hình thái học bề mặt vật liệu được đánh giá thông qua phân tích phổ hồng ngoại IR và ảnh SEM. Nghiên cứu tính chất của vật liệu thông qua khả năng hấp phụ Cr(VI). Kết quả nghiên cứu cho thấy vật liệu hấp phụ này có khả năng hấp phụ Cr(VI) ở môi trường pH = 3, thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 50 phút, dung lượng hấp phụ cực đại đạt 90,09 mg/g. | Bùi Minh Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 11 - 15 TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT COMPOZIT PANi – MÙN CƯA Bùi Minh Quý1*, Vi Thị Thanh Thủy1, Vũ Quang Tùng1, Phan Thị Bình2 1 Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2 Viện KH&CN Việt Nam TÓM TẮT Vật liệu compozit polyanilin – mùn cưa (PANi–mùn cưa) được tổng hợp bằng phương pháp hóa học trong môi trường axit với sự có mặt của chất oxi hóa amoni pesunphat. Đặc trưng và cấu trúc hình thái học bề mặt vật liệu được đánh giá thông qua phân tích phổ hồng ngoại IR và ảnh SEM. Nghiên cứu tính chất của vật liệu thông qua khả năng hấp phụ Cr(VI). Kết quả nghiên cứu cho thấy vật liệu hấp phụ này có khả năng hấp phụ Cr(VI) ở môi trường pH = 3, thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 50 phút, dung lượng hấp phụ cực đại đạt 90,09 mg/g. Từ khóa: polyanilin – mùn cưa, compozit, hấp phụ, mô hình hấp phụ Langmuir, ion Cr(VI) GIỚI THIỆU* Trong số các polyme dẫn, polyanilin (PANi) luôn được các nhà khoa học dành sự quan tâm nghiên cứu bởi khả năng ứng dụng lớn, dễ tổng hợp và thân thiện với môi trường [1]. Polyanlin cũng được biến tính, lai ghép với nhiều vật liệu vô cơ, hữu cơ nhằm làm tăng khả năng ứng dụng của nó trong thực tế. Một trong những nguyên liệu (chất mang) được sử dụng để lai ghép với PANi (dạng compozit) là các phụ phẩm nông nghiệp như: vỏ trấu, vỏ đỗ, vỏ lạc, mùn cưa Các compozit này có khả năng hấp phụ các ion kim loại trong môi trường nước [1, 2, 3]. Hướng nghiên cứu này còn khá mới ở Việt Nam. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả tổng hợp compozit PANi – mùn cưa bằng phương pháp hóa học và nghiên cứu tính chất của vật liệu thông qua khả năng hấp phụ ion Cr(VI) trong môi trường nước. THỰC NGHIỆM Tổng hợp compozit PANi – mùn cưa Mùn cưa được rửa sạch, sấy khô, nghiền nhỏ. Vật liệu compozit được tổng hợp theo tỉ lệ khối lượng PANi : mùn cưa = 1:1 bằng phương pháp hóa học trong môi trường axit HCl 1M với sự có mặt của chất oxi hóa amoni pesunphat, phản ứng tiến hành trong thời .