Thần thoại là sáng tác của người nguyên thủy, phản ánh trạng thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người trong buổi sơ khai của lịch sử. Thần thoại về những vị thần khổng lồ được coi là lớp thần thoại đầu tiên, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử văn học các tộc người. Hình ảnh các vị thần khổng lồ - những người có tầm vóc và sức khỏe phi thường là một mô - típ quen thuộc trong hệ thống thần thoại của các tộc người. Thông qua bài viết này, tác giả muốn khái quát một số những đặc điểm chung, hay còn gọi là những “mẫu số chung” của các vị thần khổng lồ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. | Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 23 - 27 MẪU SỐ CHUNG CỦA CÁC VỊ THẦN KHỔNG LỒ TRONG KHO TÀNG THẦN THOẠI MỘT SỐ TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM Chu Thị Vân Anh* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thần thoại là sáng tác của người nguyên thủy, phản ánh trạng thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người trong buổi sơ khai của lịch sử. Thần thoại về những vị thần khổng lồ được coi là lớp thần thoại đầu tiên, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử văn học các tộc người. Hình ảnh các vị thần khổng lồ - những người có tầm vóc và sức khỏe phi thường là một mô - típ quen thuộc trong hệ thống thần thoại của các tộc người. Thông qua bài viết này, tác giả muốn khái quát một số những đặc điểm chung, hay còn gọi là những “mẫu số chung” của các vị thần khổng lồ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Với phương pháp tiếp cận liên ngành, trên cơ sở khảo cứu thần thoại của nhiều tộc người, bằng những kiến giải của mình, tác giả bước đầu giải mã hệ thống biểu tượng này trong kho tàng thần thoại của các tộc người ở Việt Nam. Từ khóa: Thần thoại, người Tày, người Thái biểu tượng, các vị thần khổng lồ. Thần thoại về những vị thần buổi khai thiên lập địa được coi là lớp thần thoại đầu tiên, xuất hiện sớm trong lịch sử văn học các tộc người. Vì vậy, trong nghiên cứu văn học dân gian đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này.* Ở khía cạnh lý thuyết, Nguyễn Đổng Chi là tác giả có công trình nghiên cứu khá sớm [2]. Qua đó đưa ra những quan điểm chung nhất về lý thuyết “thần thoại”. Đây được coi là tác phẩm có tính chất gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh nghiên cứu của Nguyễn Đổng Chi còn có những công trình của các tác giả: Cao Huy Đỉnh [3], Cầm Trọng [9], Hoàng Lương[7] Trong đó các tác giả đã bước đầu tiếp cận và giải mã biểu tượng Thánh Gióng của người Việt và biểu tượng các vị thần khổng lồ của cư dân Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Đặc biệt, tác giả Hoàng Lương [7] đã đề cập đến mối giao lưu văn hóa Tày - Thái cổ với văn hóa Việt thông qua .