Lao động nữ dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên với phát triển kinh tế hộ gia đình

Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đông- Bắc tỉnh Thái Nguyên, lao động nữ dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn chiếm một tỷ lệ trên 65,27% trong tổng số lao động nữ ở huyện. Trong số này tập trung chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng trên 70%. Lực lượng lao động nữ dân tộc thiểu số có độ tuổi trẻ, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 15 đến 44. | Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 153 - 159 LAO ĐỘNG NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN VÕ NHAI - TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ngô Xuân Hoàng*, Nguyễn Thị Vân Chi Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đông- Bắc tỉnh Thái Nguyên, lao động nữ dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn chiếm một tỷ lệ trên 65,27% trong tổng số lao động nữ ở huyện. Trong số này tập trung chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng trên 70%. Lực lượng lao động nữ dân tộc thiểu số có độ tuổi trẻ, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 15 đến 44. Trình độ văn hoá và chuyên môn của lao động nữ dân tộc thiểu số còn thấp trên 68% tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở, trên 90% chưa qua đào tạo nghề, khá chênh lệch so với lao động dân tộc Kinh. Lao động nữ dân tộc thiểu số tham gia chủ yếu vào các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp (trên 87,7%), tỷ lệ lao động nữ tham gia vào các cấp chính quyền đoàn thể trong những năm qua có tăng nhưng so với nam còn thấp hơn nhiều (bình quân dưới 14,3% các chức danh). Tuy nhiên lao động nữ có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra thu nhập và phát triển kinh tế gia đình. Từ khóa: Lao động nữ dân tộc thiểu số, phát triển, kinh tế hộ ĐẶT VẤN ĐỀ* Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Thái Nguyên 37 km dọc theo tuyến quốc lộ 1B và cách thị trấn Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn 80km. Toàn huyện có 14 xã và 1 thị trấn được chia làm 3 tiểu vùng có đặc điểm địa hình tương đối khác biệt: Tiểu vùng 1: Gồm 6 xã vùng cao thích hợp cho sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp trồng cây đặc sản. Tiểu vùng 2 gồm 3 xã và 1 thị trấn dọc đường quốc lộ 1B thích hợp cho sản xuất cây hàng năm, cây lâu năm, phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tiểu vùng 3 gồm 5 xã phía Nam phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây ăn quả. Năm 2011, toàn huyện có nhân khẩu phân bố có các dân tộc anh em, dân tộc Kinh 36,57%; Tày 22,12%, dân tộc Nùng 19,58%,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.