Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất sắn KM94

Trong khuôn khổ dự án Nghiên cứu có sự tham gia đối với sự phát triển vùng cao (viết tắt bằng tiếng Anh là PRDU), một dự án nghiên cứu do Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) quản lý, thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất sắn KM94 đã được thực hiện tại xã Hùng Đức (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). Mục đích của thí nghiệm là nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống sắn KM94, một giống sắn chủ lực đang được giới thiệu trồng rộng rãi trong sản xuất, nhằm tìm ra lượng phân bón thích hợp cho đất trồng sắn tại địa phương. | Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 33 - 36 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT SẮN KM94 Dương Văn Sơn* Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Sắn là cây trồng truyền thống và nông dân Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong cải tiến kỹ thuật trồng trọt và đầu tư thâm canh, tuy vậy vẫn đang còn dừng ở mức thấp. Vì vậy, đi đôi với giới thiệu các giống sắn mới thì việc thâm canh và bón phân nhằm phát huy tiềm năng năng suất của giống mới là vấn đề rất quan trọng để duy trì độ phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. Trong khuôn khổ dự án Nghiên cứu có sự tham gia đối với sự phát triển vùng cao (viết tắt bằng tiếng Anh là PRDU), một dự án nghiên cứu do Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) quản lý, thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất sắn KM94 đã được thực hiện tại xã Hùng Đức (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). Mục đích của thí nghiệm là nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống sắn KM94, một giống sắn chủ lực đang được giới thiệu trồng rộng rãi trong sản xuất, nhằm tìm ra lượng phân bón thích hợp cho đất trồng sắn tại địa phương. Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Công thức 1: 7 tấn phân chuồng + 360 kg NPK (5-103)/ha; Công thức 2: 7 tấn phân chuồng + 40 kg N + 40 kg P205 + 80 kg K2O/ha; Công thức 3: 7 tấn phân chuồng + 60 kg N + 40 kg P205 + 100 kg K2O/ha; Công thức 4: 7 tấn phân chuồng + 80 kg N + 60 kg P205 + 120 kg K2O/ha; Trong đó công thức 1: bón 7 tấn phân chuồng + 360 Kg NPK (510-3) đang được nông dân áp dụng được sử dụng làm đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Trong 4 công thức tham gia thí nghiệm thì công thức 4 bón lượng phân [7 tấn phân chuồng + 80 kg N + 60 kg P205 + 120 kg K2O]/ha đạt 44,50 tấn củ tươi/ha, cao hơn đối chứng 11,1 tấn/ha. Đây cũng là công thức có lợi nhuận cao nhất (12,18 triệu đồng/ha), cao hơn đối chứng 3,26 triệu đồng/ha; Các công thức còn lại có lợi .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
202    79    2    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.