Việc xây dựng “không gian xanh” nhằm giữ gìn cảnh quan, đảm bảo môi trường sống và hạn chế ô nhiễm, xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại trong hiện tại cũng như tương lai là việc làm cần thiết và cấp bách. Bài viết này góp một ý kiến về vấn đề xây dựng “không gian xanh” ở khu vực huyện Ba Vì cho Hà Nội nhằm giữ gìn cảnh quan, đảm bảo môi trường sống và hạn chế ô nhiễm môi trường của thành phố. | Lê Tiến Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 71 - 78 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG “KHÔNG GIAN XANH” KHU VỰC BA VÌ CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1 Lê Tiến Dũng1*, Nguyễn Thị Phượng2 Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 2 TÓM TẮT Việc xây dựng “không gian xanh” nhằm giữ gìn cảnh quan, đảm bảo môi trường sống và hạn chế ô nhiễm, xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại trong hiện tại cũng như tương lai là việc làm cần thiết và cấp bách. Bài viết này góp một ý kiến về vấn đề xây dựng “không gian xanh” ở khu vực huyện Ba Vì cho Hà Nội nhằm giữ gìn cảnh quan, đảm bảo môi trường sống và hạn chế ô nhiễm môi trường của thành phố. Từ khóa: Không gian xanh, ô nhiễm môi trường, Hà Nội, Ba Vì. ĐẶT VẤN ĐỀ* Nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, khắc phục sự đe dọa của đô thị màu xám trong quá trình đô thị hóa, việc nghiên cứu, quy hoạch và xây dựng các đô thị xanh đã trở thành xu hướng chung của thế giới và của Việt Nam. Không gian xanh là thành phần không thể thiếu của một đô thị, với nhiều chức năng, ý nghĩa quan trọng: góp phần cân bằng sinh thái, cải thiện chất lượng môi trường, là không gian nghệ thuật cảnh quan mang ý nghĩa nhân văn, xã hội, làm giảm stress cho người dân trong một cuộc sống hiện đại, khẩn trương, nhiều áp lực, ngoài ra, không gian xanh với tâm lý của người Việt Nam từ lâu đời đối với nhiều loài cây còn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, như các cây si, xanh, đa, cây mai, cây lộc vừng Nhìn nhận một cách toàn diện, ngoài cây xanh đường phố, công viên, mặt nước, không gian xanh đô thị còn bao gồm các hành lang xanh, vành đai xanh, thị trấn sinh thái, công viên sinh thái, khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng trồng hoa, vùng bảo tồn cây xanh, trục xanh cảnh quan. Dù có nhiều lợi thế, nhưng việc phát triển đô thị xanh ở Việt Nam đến nay vẫn gặp nhiều trở ngại do hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn kém, môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề, dân số đông hạn chế quỹ đất dân dụng trong đó có .