Tộc người Sán Dìu là cư dân sản xuất nông nghiệp, đời sống kinh tế còn khó khăn, trong quá trình cộng cư với các dân tộc anh em, họ đã hình thành và bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo của tộc người mình, vừa mang nét chung vừa chứa đựng những yếu tố riêng biệt. Thờ cúng tổ tiên là thành tố văn hóa gắn bó mật thiết và tồn tại lâu đời trong đời sống đồng bào. | Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 161 - 167 TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Mai Thị Hồng Vĩnh*, Lương Thị Hạnh, Nguyễn Văn Tiến Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tộc người Sán Dìu là cư dân sản xuất nông nghiệp, đời sống kinh tế còn khó khăn, trong quá trình cộng cư với các dân tộc anh em, họ đã hình thành và bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo của tộc người mình, vừa mang nét chung vừa chứa đựng những yếu tố riêng biệt. Thờ cúng tổ tiên là thành tố văn hóa gắn bó mật thiết và tồn tại lâu đời trong đời sống đồng bào. Trải qua những biến động lịch sử, tác động của các hoàn cảnh xã hội khác nhau, tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ mặc dù có sự biến đổi, song hoạt động tín ngưỡng này vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân, được xem như bệ đỡ tinh thần, phát huy những giá trị cao đẹp trong cộng đồng tộc người. Từ khóa: Thờ cúng tổ tiên, Tín ngưỡng dân gian, Tôn giáo tín ngưỡng, Văn hóa tinh thần, Đồng Hỷ. VÀI NÉT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN* Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Sán Dìu ở Đồng Hỷ có người chiếm 15% dân số toàn huyện ( triệu người). Địa bàn cư trú của họ chủ yếu ở chân núi và vùng đồi núi thấp, đông nhất là ở các xã: Nam Hòa ( người), Tân Lợi ( người), Linh Sơn ( người), Minh Lập ( người), Hóa Trung ( người); ít nhất là ở Hòa Bình (19 người), Tân Long (22 người), Văn Lăng (26 người). So với các huyện trên địa bàn tỉnh, Đồng Hỷ là nơi tập trung người Sán Dìu cư trú vào loại đông nhất, trong đó có duy nhất hai xã Nam Hòa và Tân Lợi chiếm trên 40% dân số cư trú của cả tỉnh. Họ sống xen kẽ với các cư dân trong vùng, kề cạnh người Kinh nên ở họ có hiện tượng đa ngữ, đa văn hóa. Người Sán Dìu từ lâu đã có “tên tự nhận là San Déo Nhín, theo âm Hán Việt là Sơn Dao Nhân” [2,]. Nhưng các Dân tộc khác lại căn cứ vào một số đặc điểm về: canh tác, loại hình .