Là một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một chiến lược gia tài tình và nhạy cảm, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức sâu sắc vai trò của nhân tố kinh tế trong sự nghiệp cách mạng. Bởi vậy, ngay từ rất sớm Người đã quan tâm đến mối quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cơ cấu kinh tế bao gồm bốn ngành kinh tế lớn là: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải. | Phạm Thị Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 279 - 281 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG NGHIỆP Phạm Thị Huyền*, Vũ Thị Thủy Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Là một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một chiến lược gia tài tình và nhạy cảm, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức sâu sắc vai trò của nhân tố kinh tế trong sự nghiệp cách mạng. Bởi vậy, ngay từ rất sớm Người đã quan tâm đến mối quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cơ cấu kinh tế bao gồm bốn ngành kinh tế lớn là: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải. Các ngành kinh tế khác như du lịch, dịch vụ chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, Hồ Chí Minh thường đề cập tới mối quan hệ giữa ba ngành công- nông- thương nghiệp. Từ khóa: Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, cơ cấu kinh tế,vai trò. NÔNG NGHIỆP CÓ VAI TRÒ ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ CŨNG NHƯ VIỆC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN Đối với Việt Nam, là một nước nông nghiệp thì Hồ Chí Minh cho rằng “ nghề nông là gốc”. Trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam đăng trên báo Cứu quốc, số 229, ngày 1 tháng 1 năm 1946, Người đã viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [1, ]. Trong bức thư này Người đã nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp, nông dân với sự giàu có, thịnh vượng của đất nước.* Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh nhận thức rõ vai trò của nông nghiệp đối với sự thành bại của chiến tranh. Người coi việc phát triển nông nghiệp sẽ là cơ sở, là hậu phương vững chắc để tiền tuyến đánh giặc. Bởi “có đủ cơm ăn áo mặc cho bộ đội và nhân dân thì kháng chiến mới mau thắng