Bài báo này trình bày Xây dựng mô hình trạng thái gián đoạn của động cơ KĐB-RLS thích hợp với điều khiển thời gian thực làm tiền đề để thiết kế điều khiển số cho hệ truyền động điện động cơ xoay chiều ba pha KĐB-RLS. Mô hình trạng thái gián đoạn (TTGĐ) là xuất phát điểm khi thiết kế hệ thống điều khiển (ĐK) thời gian thực và có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của hệ thống ĐK số (Digital Control) của động cơ KĐB Rotor lồng sóc (KĐB-RLS). | Lê Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 45 - 48 XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRẠNG THÁI GIÁN ĐOẠN CỦA ĐỘNG CƠ KĐB-RLS THÍCH HỢP VỚI ĐIỀU KHIỂN THỜI GIAN THỰC Lê Thu Thủy Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày Xây dựng mô hình trạng thái gián đoạn của động cơ KĐB-RLS thích hợp với điều khiển thời gian thực làm tiền đề để thiết kế điều khiển số cho hệ truyền động điện động cơ xoay chiều ba pha KĐB-RLS. Mô hình trạng thái gián đoạn (TTGĐ) là xuất phát điểm khi thiết kế hệ thống điều khiển (ĐK) thời gian thực và có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của hệ thống ĐK số (Digital Control) của động cơ KĐB Rotor lồng sóc (KĐB-RLS). Từ khóa: động cơ KĐB-RLS; thời gian thực. ĐẶT VẤN ĐỀ* Động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc (KĐB-RLS) có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, vận hành an toàn nhưng vấn đề điều khiển lại gặp rất nhiều khó khăn do động cơ KĐB-RLS là một đối tượng phi tuyến phức tạp. Trong những năm gần đây, điện tử công suất và kỹ thuật vi xử lý đã có bước phát triển rất mạnh mẽ, do đó nó cho phép thực hiện phương pháp điều khiển số với khối lượng tính toán lớn, và do đó bộ điều khiển động cơ xoay chiều đã dần thay thế bộ điều khiển động cơ một chiều trong phần lớn những ứng dụng công nghiệp. Mô hình trạng thái gián đoạn (TTGĐ) là xuất phát điểm khi thiết kế hệ thống điều khiển (ĐK) thời gian thực và có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của hệ thống ĐK số (Digital Control) của động cơ KĐB Rotor lồng sóc (KĐB-RLS). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô hình liên tục động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc trên hệ tọa độ cố định αβ và hệ tọa độ tựa theo từ thông Rotor dq Xây dựng vector không gian - Hệ toạ độ cố định αβ Động cơ không đồng bộ có cấu tạo gồm hai phần chính: Phần cố định stator và phần quay rotor. Trên stator người ta đặt các cuộn dây u, v, w lệch nhau một góc 1200 Rotor có hai loại: Lồng sóc và dây quấn. Động cơ xoay chiều ba pha dù là động cơ đồng bộ hay không đồng bộ đều có ba cuộn dây stator với dòng điện ba pha, bố trí .