Nghiên cứu xử lý nước rác huyện Phú Bình bằng phương pháp đông keo tụ

Nghiên cứu được tiến hành nhằm lựa chọn tác nhân keo tụ và nâng cao hiệu quả của quá trình đông keo tụ. Các thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm đã xác định với hàm lượng chất trợ keo N208 ở nồng độ 2mg/l và 1800 mg/l phèn sắt. Kết quả cho thấy phương pháp này đã xử lý được 39,2%COD và 72,3% độ mầu. | Phạm Hương Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 73 - 77 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC RÁC HUYỆN PHÚ BÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG KEO TỤ Phạm Hương Quỳnh* ,Vũ Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Thu Trang Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nước rác bãi chôn lấp Huyện Phú Bình có thành phần ô nhiễm cao COD từ 2300 đến 9200 mg/ thành phần phức tạp và thay đổi rất nhanh của nước ríc rác, công nghệ xử lý nước ríc rác của các nước trên thế giới đều kết hợp các quá trình sinh học, hóa học và hóa lý. Phương pháp đông keo tụ là một phương pháp có hiệu quả cao, chi phí thấp để giảm thiểu tải trọng COD trong xử lý sinh học và xử lý SS, độ mầu. Nghiên cứu được tiến hành nhằm lựa chọn tác nhân keo tụ và nâng cao hiệu quả của quá trình đông keo tụ. Các thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm đã xác định với hàm lượng chất trợ keo N208 ở nồng độ 2mg/l và 1800 mg/l phèn sắt. Kết quả cho thấy phương pháp này đã xử lý được 39,2%COD và 72,3% độ mầu. Từ khóa: Đông keo tụ, xử lý nước thải, nước rác, nước thải, keo tụ. ĐẶT VẤN ĐỀ* Nước rác được tạo ra khi có nước lọt vào ô chôn lấp và hòa tan các hợp chất có trong rác và các sản phẩm của quá trình phân hủy rác. Nước rác chứa nhiều các chất ô nhiễm như hợp chất hữu cơ, nitơ, photpho, SS, kim loại nặng Chúng có thể thấm vào các nguồn nước ngầm nước mặt, đất, gây ô nhiễm môi trường. Do đó việc giảm thiểu và xử lý là rất cần thiết. Hiện nay ở Việt Nam, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị chủ yếu vẫn là chôn lấp. Trên địa bàn các thành phố lớn của Việt Nam như: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị đem chôn lấp chiếm tới 80-90%; Cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị đem chôn lấp 73-81%, sản xuất phân Compost <7% và tái chế 12-20% (URENCO Hà Nội 2006). Trên địa bàn cả nước chỉ có 17/91 bãi chôn lấp được xem là hợp vệ sinh thì vấn đề xử lý cũng là vấn đề cần quan tâm. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài 2 bãi rác Đông Thạnh và Gò Cát đã

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    461    2    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.