Các tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng nhiễm aflatoxin trong một số loại nông sản, phụ phẩm chế biến cho thấy: có 79,41% mẫu nhiễm aflatoxin B1; 58,82% mẫu nhiễm aflatoxin B2; 35,29% mẫu nhiễm aflatoxin G1 và không có mẫu nhiễm aflatoxin G2. | Nguyễn Thị Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 119 - 124 NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG VÀ XỬ LÝ AFLATOXIN TRONG NÔNG SẢN, PHỤ PHẨM CHẾ BIẾN BẰNG ACID SORBIC VÀ HẤP ƯỚT Ở ÁP SUẤT CAO Nguyễn Thị Hải*, Dương Thị Khuyên, Thái Thị Ngọc Trâm Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Các tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng nhiễm aflatoxin trong một số loại nông sản, phụ phẩm chế biến cho thấy: có 79,41% mẫu nhiễm aflatoxin B1; 58,82% mẫu nhiễm aflatoxin B2; 35,29% mẫu nhiễm aflatoxin G1 và không có mẫu nhiễm aflatoxin G2. Trong đó, mẫu ngô chiếm tỷ lệ 32,53%, mẫu gạo chiếm 14,71%, khô đỗ chiếm 20,58% và cám gạo chiếm 20,58% tổng số mẫu. Trong 27 mẫu nhiễm aflatoxin B1 thì có 18 mẫu vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế từ 2,53 - 21,10 lần, chiếm tỷ lệ 66,67%; có 45% mẫu nhiễm aflatoxin B2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,06 - 1,92 lần. Xử lý hàm lượng aflatoxin bằng acid sorbic có hiệu quả hơn so với phương pháp hấp ướt ở áp suất cao 6,21% và làm giảm hàm lượng aflatoxin B1 94,39%, aflatoxin B2 93,51% và aflatoxin G1 94,95%. Xử lý bằng phương pháp hấp ướt ở áp suất cao làm giảm hàm lượng aflatoxin B1 90,89%; aflatoxin B2 84,10%; aflatoxin G1 89,21%. Từ khoá: Aflatoxin, cám gạo, khô đỗ tương, gạo, ngô, acid sorbic. MỞ ĐẦU* Aflatoxin (AF) là độc tố được sinh ra từ các loài nấm mốc thuộc giống Aspergillus. AF gây giảm tỷ lệ nuôi sống và sinh trưởng của vật nuôi, biến dạng bộ xương, giảm chất lượng thịt, ảnh hưởng đến gan, mật, thận, đồng thời độc tố này còn tồn dư nhiều ở gan, trứng, sữa gây hại đến sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt là gây ung thư cho con người. Nấm Aspergillus xuất hiện trong nông sản trước và trong thời gian thu hoạch, nhưng cũng bị nhiễm trong thời gian bảo quản nếu như điều kiện bảo quản không tốt. Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Qua kết quả kiểm tra của hãng Biomin (2005) cho thấy sự có mặt và nồng độ của AF ở Việt Nam và Philippin là khá cao, từ 65 - 69%, đặc biệt một mẫu .