Nghiên cứu ảnh hưởng của các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hòa Bình đến một số tính chất đất tại tiểu khu 54 lòng hồ sông Đà và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đất tại các mô hình nghiên có pHKCl ở các năm (2006-2011) đều ở dạng chua dao động từ 3,01 đến 4,32; Hàm lượng mùn tăng dần và đều ở mức trung bình và khá, dao động từ 2,14% đến 4,43%. Nts đều ở mức trung bình đến khá dao động từ 0,15% đến 0,37%. Hàm lượng Pdt và Kdt ở mức nghèo đến trung bình dao động trong khoảng tương ứng là 13,07ppm đến 27,03ppm và 21,12 ppm đến 36,24 ppm. Nhìn chung tính chất hóa học của đất nghiên cứu đã có sự biến động và được cải thiện theo chiều hướng tốt dần lên theo các năm. | Nguyễn Thị Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 201 - 205 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MÔ HÌNH SINH THÁI RỪNG PHÒNG HỘ VEN HỒ HÒA BÌNH ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT TẠI TIỂU KHU 54 LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ VÀ KHOẢNH 3 XÃ THUNG NAI, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH Nguyễn Thị Tuyết1*, Nguyễn Thị Oanh2 2 1 Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên Viện Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đất tại các mô hình nghiên có pHKCl ở các năm (2006-2011) đều ở dạng chua dao động từ 3,01 đến 4,32; Hàm lượng mùn tăng dần và đều ở mức trung bình và khá, dao động từ 2,14% đến 4,43%. Nts đều ở mức trung bình đến khá dao động từ 0,15% đến 0,37%. Hàm lượng Pdt và Kdt ở mức nghèo đến trung bình dao động trong khoảng tương ứng là 13,07ppm đến 27,03ppm và 21,12 ppm đến 36,24 ppm. Nhìn chung tính chất hóa học của đất nghiên cứu đã có sự biến động và được cải thiện theo chiều hướng tốt dần lên theo các năm. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu về diễn biến tính chất đất theo thời gian dưới các mô hình canh tác, sử dụng đất khác nhau. Từ khóa: mô hình rừng, độ che phủ, phòng hộ, tính chất hóa học đất MỞ ĐẦU* Đất là nhân tố cơ bản quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và tích luỹ chất hữu cơ của cây rừng. Đặc điểm của đất đai quyết định rất lớn tới việc chọn loại cây trồng, sinh trưởng của rừng và cuối cùng là sự thành bại của các công tác trồng rừng [2]. Chính vì vậy nên việc phân tích lý hoá tính của đất tại các mô hình trồng rừng trong đó có các mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn là một vấn đề hết sức cần thiết để giúp cho việc lựa chọn các loài cây trồng phù hợp gớp phần bảo vệ môi trường. Nghiên cứu được tiến hành tại các mô hình sinh thái rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà là khu vực phòng hộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Thảm thực vật và môi trường đất trong các

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.