Các hạt nano chấm lượng tử CdSe được chế tạo bởi phương pháp hóa ướt trong môi trường nước sử dụng hợp chất citrate làm chất hoạt động bề mặt. Các chấm lượng tử chế tạo được khá đơn phân tán trong nước, với kích thước dao động tử đến 10 nm với cường độ phát huỳnh quang mạnh. Các chấm lượng tử này có độ bền quang cao, độ chói tốt và khá ổn định trong các môi trường pH khác nhau. Tính chất quang của các chấm lượng tử được khảo sát trong nhiều điều kiện khác nhau. | Chu Việt Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 17 - 23 CHẾ TẠO VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT QUANG CỦA CÁC HẠT NANO CHẤM LƯỢNG TỬ CdSe CHO ỨNG DỤNG ĐÁNH DẤU SINH HỌC Chu Việt Hà1,*, Nguyễn Thị Vân1, Trần Anh Đức2, Vũ Thị Kim Liên1 2 1 Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên Viện Vật lý – Viên Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam TÓM TẮT Các hạt nano chấm lượng tử CdSe được chế tạo bởi phương pháp hóa ướt trong môi trường nước sử dụng hợp chất citrate làm chất hoạt động bề mặt. Các chấm lượng tử chế tạo được khá đơn phân tán trong nước, với kích thước dao động tử đến 10 nm với cường độ phát huỳnh quang mạnh. Các chấm lượng tử này có độ bền quang cao, độ chói tốt và khá ổn định trong các môi trường pH khác nhau. Tính chất quang của các chấm lượng tử được khảo sát trong nhiều điều kiện khác nhau. Độ bền quang cao sau nhiều tháng chế tạo hứa hẹn ứng dụng các chấm lượng tử này cho các đánh dấu huỳnh quang, đặc biệt là đánh dấu sinh học. Từ khóa: Chấm lượng tử, CdSe, citrate, môi trường nước, đánh dấu huỳnh quang. GIỚI THIỆU* Các chấm lượng tử kể từ khi được phát hiện, đã dần trở thành các chất dán nhãn huỳnh quang quan trọng dùng trong cảm biến sinh học và hiện ảnh [1-5]. Các chấm lượng tử là những tinh thể nano bán dẫn bao gồm các nguyên tử của các nguyên tố nhóm II - VI (ví dụ, Cd, Zn, Se, Te) hoặc III-V (ví dụ, In, P, As) trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Các hiệu ứng lượng tử xảy ra khi kích thước tinh thể có thể so sánh với bước sóng de Broglie của điện tử và lỗ trống. Khi đó cả điện tử và lỗ trống đều bị giam giữ và các mức năng lượng của chúng bị lượng tử hóa. Sự giam giữ lượng tử làm gián đoạn các mức năng lượng theo chiều giam giữ và làm thay đổi mật độ trạng thái theo năng lượng. Kết quả là hấp thụ hay phát xạ của các chấm lượng tử phụ thuộc vào kích thước hạt, nghĩa là người ta có thể điều khiển được tính chất quang (ví dụ màu phát xạ huỳnh quang) theo kích thước của các chấm lượng tử. Các chấm lượng tử thường được sử dụng .