Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ COD:N và chế độ cấp nước đến hiệu suất xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp SBR

Mục đích của nghiên cứu này là xác định các thông số công nghệ, tối ưu hóa điều kiện vận hành của phương pháp SBR (các quá trình xử lý chất hữu cơ và nitơ được thực hiện trong một bể - Sequencing Batch Reactor) trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn. | Đặng Thị Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 89 - 94 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ COD:N VÀ CHẾ ĐỘ CẤP NƯỚC ĐẾN HIỆU SUẤT XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SBR Đặng Thị Hồng Phương1,*, Phạm Thị Hải Thịnh2, Hà Anh Tuấn3 2 1 Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên Viện Công nghệ Môi trường; 3Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là xác định các thông số công nghệ, tối ưu hóa điều kiện vận hành của phương pháp SBR (các quá trình xử lý chất hữu cơ và nitơ được thực hiện trong một bể Sequencing Batch Reactor) trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn. Tiến hành nghiên cứu các điều kiện vận hành hệ thống SBR như tỷ lệ COD:N và chế độ cấp nước cho thấy, hệ thống SBR có hiệu suất xử lý COD trong nước thải chăn nuôi rất cao. Tỷ lệ COD:N có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất xử lý Nitơ. Tỷ lệ COD:N trong khoảng 3-5, hiệu suất xử lý T-N đạt tương đối cao và ổn định, khoảng 75-85%. Ngoài ra, ảnh hưởng chế độ cấp nước thải đến hiệu suất xử lý nitơ của hệ thống SBR cũng được tiến hành nghiên cứu. Chế độ cấp nước thải 2 lần với tỷ lệ cấp nước giữa 2 lần là 2:1 cho hiệu quả xử lý cao nhất. Hiệu suất xử lý N-NH4+ và T-N tương ứng đạt 100% và 90%. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp SBR rất phù hợp để xử lý nước thải chăn nuôi, hiệu suất xử lý đạt hiệu quả cao. Từ khóa: Nước thải chăn nuôi lợn, phương pháp xử lý nước thải SBR, chế độ cấp nước, tỷ lệ C:N. ĐẶT VẤN ĐỀ* Đặc trưng của nước thải chăn nuôi thuộc loại giàu SS, COD, N, P . Đặc tính nước thải chăn nuôi lợn lại thay đổi rất lớn phụ thuộc vào phương pháp chăn nuôi, quy mô trang trại, quản lý chuồng trại (như việc có tách lỏng rắn hay không), điều kiện của từng địa phương. Những điều này ảnh hưởng lớn đến quy mô xử lý cũng như lựa chọn phương pháp xử lý. Ở nước ta, việc xử lý nước thải chăn nuôi cho đến nay chỉ phổ biến áp dụng rộng rãi một số loại hầm biogas cỡ nhỏ phù hợp với chăn nuôi phân tán. Một số trang trại quy mô lớn được xây dựng gần đây đã sử dụng các .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.