Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Lô đồng thời xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Lô và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, ô nhiễm môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giá trị BOD5 năm 2013 ở cả 3 điểm: bến phà Phan Lương, bến phà Then, điểm giao giữa xã Cao Phong sang xã Sơn Đông chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. | Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 101 - 106 NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG LÔ ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN SÔNG LÔ TỈNH VĨNH PHÚC Phan Đình Binh* Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Lô đồng thời xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Lô và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, ô nhiễm môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giá trị BOD5 năm 2013 ở cả 3 điểm: bến phà Phan Lương, bến phà Then, điểm giao giữa xã Cao Phong sang xã Sơn Đông chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Giá trị COD và Coliform ở cả 3 điểm quan trắc đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT. Giá trị TSS cả 3 điểm quan trắc đều có biểu hiện ô nhiễm vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, như bến phà Phan Lương gấp 1,48 lần, tại bến phà Then gấp 1,34 lần, tại điểm giao xã Cao Phong và xã Sơn Động gấp lần QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Nước mặt đoạn sông chảy qua huyện sông Lô có mặt hầu hết các kim loại nhưng đều đạt QCVN 08: 2008/BTNMT cột B1. Từ khóa: Môi trường nước, nước thải, COD, ô nhiễm môi trường, tiêu chuẩn môi trường. ĐẶT VẤN ĐỀ* Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, lít nước cho hoạt động công nghiệp và lít cho hoạt động nông nghiệp [8]. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người [5]. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần tấn nước [3].Tài nguyên nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chịu sức ép nặng nề do biến đổi khí hậu, tốc độ gia tăng dân số và các hoạt động kinh tế đời sống khác nhau có liên quan đến sử dụng nước [4]. Do đó tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước ngày càng trầm trọng. Vĩnh Phúc là tỉnh có nguồn tài nguyên nước vô cùng phong phú do có một hệ thống các sông ngòi đầm hồ tự nhiên