Nghiên cứu thành phần hóa học của rễ cây Bạch Thược (Paeonia Lactiflora Pall.)

Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp, 5 hợp chất: benzoylpaeoniflorin (1), paeoniflorin (2), 6′-Obenzoylalbiflorin (3), metyl gallat (4) và paeonol (5) đã được phân lập từ dịch chiết metanol rễ cây bạch thược (Paeonia lactiflora). Cấu trúc hóa học của các hợp chất đã được xác định bằng các phương pháp phổ ESI-MS, 1D- và 2D-NMR và so sánh với các số liệu đã công bố. | Lành Thị Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 141 - 146 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RỄ CÂY BẠCH THƯỢC (PAEONIA LACTIFLORA PALL.) Lành Thị Ngọc1,*, Phạm Hải Yến2 1 2 Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên, Viện Hóa sinh biển – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam TÓM TẮT Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp, 5 hợp chất: benzoylpaeoniflorin (1), paeoniflorin (2), 6′-Obenzoylalbiflorin (3), metyl gallat (4) và paeonol (5) đã được phân lập từ dịch chiết metanol rễ cây bạch thược (Paeonia lactiflora). Cấu trúc hóa học của các hợp chất đã được xác định bằng các phương pháp phổ ESI-MS, 1D- và 2D-NMR và so sánh với các số liệu đã công bố. Từ khóa: Paeonia lactiflora, benzoylpaeoniflorin, paeoniflorin, 6′-O-benzoylalbiflorin, metyl gallat và paeonol. MỞ ĐẦU* Bạch thược có tên khoa học là Paeonialactiflora Pall. thuộc họ Mẫu đơn (Paeoniaceae) là loại cây thảo sống lâu năm [1]. Trong dân gian, rễ cây Bạch thược được dùng chữa đau nhức, trị tả lị, giải nhiệt, cảm mạo. Rễ sao tẩm chữa các bệnh về máu huyết, thông kinh nguyệt. Rễ sao vàng dung chữa đau bụng máu. Rễ sao cháy dùng chữa băng huyết [1], [2], [3]. Nhiều tác giả trên thế giới cũng như nước ta đã quan tâm nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của rễ cây Bạch thược. Ở Việt nam, Năm 2007, tác giả Phan Văn Kiệm và cộng sự đã phân lập được 2 hợp chất paeoniflorin và benzoylpaeoniflorin từ rễ cây Bạch thược [4]. Cũng trong năm 2007, nhóm tác giả này lại tiếp tục thông báo phân lập được các hợp chất axit gallic, metyl gallat, naringenin và axit 3β,23-dihydroxy-30norolean-12,20(29)-dien-28-oic từ rễ cây bạch thược [5]. Với mục đích góp phần khảo sát thành phần hóa học của rễ cây Bạch thược, trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả phân lập và xác định cấu trúc năm chất được phân lập từ dịch chiết metanol rễ cây Bạch thược. * Tel: 0916642222; Email: lanhthingoc@ THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu thực vật Mẫu rễ cây Bạch thược (Paeonia lactiflora) được thu Sapa, Lào Cai,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
41    379    2    01-05-2024
3    89    4    01-05-2024
81    322    5    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.