Các thí nghiệm về thời vụ gieo trồng, khoảng cách trồng và lượng phân bón cho cây men (Mosla dianthera) được tiến hành tại xã Lương Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn năm 2013. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 9,45 m2. | Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 39 - 45 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY MEN (MOSLA DIANTHERA) TẠI TỈNH BẮC KẠN Trần Trung Kiên*, Hoàng Hải Hiếu Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Các thí nghiệm về thời vụ gieo trồng, khoảng cách trồng và lƣợng phân bón cho cây men (Mosla dianthera) đƣợc tiến hành tại xã Lƣơng Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn năm 2013. Các thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 9,45 m2. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Gieo trồng cây men (Mosla dianthera) vào tháng 2 đạt năng suất cao nhất (8,8 tấn/ha) và gieo trồng tháng 4 cho năng suất thấp nhất (6,1 tấn/ha). Thí nghiệm khoảng cách trồng, công thức 4 (35 x 30 cm) đạt năng suất cao nhất (9,3 tấn/ha), công thức 3 (35 x 25 cm) đạt thấp nhất (7,9 tấn/ha). Các công thức bón phân đạt năng suất cao hơn công thức không bón phân, công thức 5 (40N + 50P2O5 + 20K2O) đạt năng suất cao nhất (9,3 tấn/ha). Nhƣ vậy, quy trình kỹ thuật canh tác cây men ở tỉnh Bắc Kạn cho năng suất cao nhất là trồng trong tháng 2 với khoảng cách trồng 35 x 30 cm và lƣợng phân bón 5 tấn phân chuồng + 40 kg N + 50 kg P2O5 + 20 kg K2O/ha. Từ khoá: Cây men, khoảng cách, phân bón, thời vụ. ĐẶT VẤN ĐỀ* Làm men rƣợu lá là một truyền thống của ngƣời dân Việt nói chung cũng nhƣ cộng đồng các dân tộc thiểu số nói riêng. Đây là sản vật, đồng thời là "bí quyết" lâu đời của ngƣời dân địa phƣơng để làm ra đặc sản rƣợu men lá êm dịu, thơm nồng, là nét văn hoá riêng trong ẩm thực của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Bắc Kạn là tỉnh vùng cao, điều kiện về khí hậu, thổ nhƣỡng phù hợp cho nhiều loài cây dƣợc liệu quý sinh trƣởng và phát triển. Nơi đây đang lƣu trữ một kho tàng tri thức bản địa trong việc thu hái, chế biến các loại cây làm men lá để sản xuất ra nhiều loại rƣợu men lá nổi tiếng nhƣ rƣợu ngô Ba Bể, rƣợu men lá Na Rì, rƣợu men lá Bằng Phúc - Chợ Đồn Trong đó, huyện Na Rì là nơi sản xuất ra nhiều rƣợu men lá đặc .