Kết quả nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI Kết quả nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRIKết quả nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Bắc Kạn

Hệ thống canh tác lúa cải tiến (System of Rice intensification – SRI) đã được đánh giá và áp dụng có hiệu quả trên những vùng đất chủ động nước tưới tại hơn 40 nước trên thế giới và 29 tỉnh của Việt Nam. Tuy nhiên SRI chưa được nghiên cứu cho đất không chủ động nước. | Phạm Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 35 - 40 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG CANH TÁC LÖA CẢI TIẾN SRI (SYSTEM OF RICE INTENSIFICATION) CHO VÙNG ĐẤT KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƢỚC TẠI BẮC KẠN Phạm Thị Thu1, Hoàng Văn Phụ2* 1 Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, 2 Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hệ thống canh tác lúa cải tiến (System of Rice intensification – SRI) đã đƣợc đánh giá và áp dụng có hiệu quả trên những vùng đất chủ động nƣớc tƣới tại hơn 40 nƣớc trên thế giới và 29 tỉnh của Việt Nam. Tuy nhiên SRI chƣa đƣợc nghiên cứu cho đất không chủ động nƣớc. Kết quả nghiên cứu khả năng áp dụng SRI trên đất không chủ động nƣớc vụ mùa 2010 tại Bắc Kạn cho thấy các yếu tố kỹ thuật của SRI đã tạo môi trƣờng thuận lợi cho các đặc điểm di truyền của lúa phát huy tác dụng ngay cả trên đất không chủ động nƣớc. Cấy mạ non, cấy thƣa, làm cỏ sục bùn đã làm tăng sức đẻ nhánh, bộ rễ phát triển mạnh hơn so với đối chứng ở cả 3 thời kỳ làm đòng, trỗ, và chín. SRI cũng làm bệnh khô vằn giảm, làm tăng khả năng tích luỹ chất khô/khóm, tăng hệ số kinh tế, năng suất lúa tăng 25-35%, góp phần tăng sản lƣợng lúa ở vùng đất khó khăn này và tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ khoá: Hệ thống canh tác lúa cải tiến, SRI, đất lúa không chủ động nước, Bao thai, Khang dân ĐẶT VẤN ĐỀ* Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI - System of Rice Intensification) đã đƣợc đánh giá là tiếp cận thâm canh lúa đầy triển vọng theo hƣớng “nông nghiệp sinh thái” tại hơn 40 nƣớc trên thế giới, bởi nó thỏa mãn đƣợc cả 2 yêu cầu là làm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cao, và bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với “biến đổi khí hậu” (Phụ, 2005, 2006, 2010, 2012; Uphoff, 2009). Đánh giá tác động của SRI tại 8 quốc gia (Bănglađet, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nê-pan, Srilanka và Việt Nam) cho thấy lợi ích của SRI là “năng suất lúa tăng, thu nhập cao hơn, ít tiêu tốn nước”, cụ thể là tiết kiệm nƣớc 40%, giảm chi phí trên mỗi hecta là 23% và tăng thu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
82    5    1    29-03-2024
144    100    5    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.