Trong bài báo, các tác giả đề cập đến sự cần thiết của việc nghiên cứu stress trong hoạt động học tập của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên có stress ở các mức độ khác nhau. Những biểu hiện stress ở những sinh viên này rất đa dạng, bao gồm cả biểu hiện về mặt sinh lý và tâm lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của sinh viên. | Phí Thị Hiếu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 21 - 25 MỨC ĐỘ STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Phí Thị Hiếu*, Phạm Thị Quý Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong bài báo, các tác giả đề cập đến sự cần thiết của việc nghiên cứu stress trong hoạt động học tập của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên có stress ở các mức độ khác nhau. Những biểu hiện stress ở những sinh viên này rất đa dạng, bao gồm cả biểu hiện về mặt sinh lý và tâm lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của sinh viên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm giúp sinh viên giảm thiểu và giải toả sự căng thẳng để nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần cũng nhƣ kết quả học tập, rèn luyện của họ. Từ khoá: Stress, hoạt động học tập, sinh viên, mức độ stress, biểu hiện stress ĐẶT VẤN ĐỀ* Xã hội loài ngƣời ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực. Đời sống tâm lý của con ngƣời cũng ngày càng phong phú và đa dạng để thích nghi với môi trƣờng sống luôn thay đổi. Hàng ngày, con ngƣời phải đối mặt với nhiều sự kiện, nhiều biến cố xảy ra xung quanh họ, phải đƣơng đầu với nhiều tình huống khó khăn phức tạp khác nhau. Do đó, bất cứ ai cũng có thể bị stress - trạng thái căng thẳng về tâm lý với các mức độ khác nhau. Vì thế, việc hiểu biết về stress và ảnh hƣởng của nó đối với cuộc sống của con ngƣời là vô cùng cần thiết. Hoạt động học tập của sinh viên ở trƣờng đại học là hoạt động mang tính chất nghiên cứu. Hơn nữa, ngày nay, các trƣờng đại học đã chuyển từ phƣơng thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Những thay đổi trong hoạt động học tập ở bậc đại học so với bậc phổ thông và môi trƣờng sống khiến cho sinh viên gặp phải nhiều khó khăn. Điều đó có thể dẫn tới căng thẳng về tâm lý, ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên. Vì .