Trong tiếng Hán, chữ “nhà” (家) là một từ đơn âm tiết có nội hàm văn hóa tương đối phong phú, nó còn được sử dụng để cấu thành một số lượng lớn từ ghép và thành ngữ, trở thành nhóm từ điển hình nhất trong gia tộc “bộ miên hay còn gọi là bộ mái nhà” (宀) và con người dùng chính phương thức văn tự ngôn ngữ độc đáo đó để ghi chép những mối quan hệ xã hội và các loại sự vật có liên quan đến chữ “nhà” (家) để phản ánh đời sống và tình cảm của con người trong gia đình, gia tộc, xã hội, quốc gia. Bài viết lấy chữ “nhà” (家) trong tiếng Hán và tiếng Việt làm đối tượng để nghiên cứu, so sánh đồng thời tìm ra nghĩa gốc của chữ “nhà” (家) và hàm ý văn hóa của từ. | Mai Thị Ngọc Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 103 - 107 SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU CHỮ “NHÀ”(家) TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT Mai Thị Ngọc Anh* Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong tiếng Hán, chữ “nhà” (家) là một từ đơn âm tiết có nội hàm văn hóa tƣơng đối phong phú, nó còn đƣợc sử dụng để cấu thành một số lƣợng lớn từ ghép và thành ngữ, trở thành nhóm từ điển hình nhất trong gia tộc “bộ miên hay còn gọi là bộ mái nhà” (宀) và con ngƣời dùng chính phƣơng thức văn tự ngôn ngữ độc đáo đó để ghi chép những mối quan hệ xã hội và các loại sự vật có liên quan đến chữ “nhà” (家) để phản ánh đời sống và tình cảm của con ngƣời trong gia đình, gia tộc, xã hội, quốc gia. Bài viết lấy chữ “nhà” (家) trong tiếng Hán và tiếng Việt làm đối tƣợng để nghiên cứu, so sánh đồng thời tìm ra nghĩa gốc của chữ “nhà” (家) và hàm ý văn hóa của từ. Từ khóa: Tiếng Hán, tiếng Việt, “nhà” (家) , nghĩa gốc, so sánh MỞ ĐẦU* Theo Lý Khanh (2005): “Từ góc độ xã hội học, chữ “nhà” (家) ý chỉ lấy huyết thống và hôn nhân làm cơ sở để tạo nên mối quan hệ quần thể có huyết thống trực hệ. Trong văn cổ chữ “nhà” (家) phần nhiều chỉ “gia đình và gia tộc”. Xã hội cổ đại sinh tồn trong môi trƣờng khắc nghiệt, sức lực sản xuất yếu kém, vì vậy “nhà” (家) có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con ngƣời. “Ngƣời” (人) là động vật sống quần cƣ, “nhà” (家) khiến cho con ngƣời có cảm giác an toàn, giảm bớt cảm giác sợ hãi và cô đơn, các thành viên trong gia đình cùng nhau lao động để khiến cho đời sống sung túc, đồng thời để con cháu đời sau có đƣợc môi trƣờng lí tƣởng” [1]. Từ những nhận xét của Lí Khanh có thể thấy “nhà” (家) vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con ngƣời, nội hàm văn hóa phong phú. Tác giả từ góc độ phạm trù ngữ nghĩa phân tích chữ “nhà” (家) Trong tiếng Hán và tiếng Việt, đồng thời tiến hành đối chiếu so sánh nội hàm văn hóa giữa hai ngôn ngữ. NGHĨA GỐC VÀ NGHĨA MỞ RỘNG CỦA TỪ “NHÀ” (家) TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT Nghĩa gốc Nghĩa gốc trong tiếng Hán Nghĩa gốc của chữ “nhà” (家) trong .