Dao động là một những nguyên nhân chính gây ra bệnh nghề nghiệp cho người điều khiển xe lu rung. Bài báo này trình bày một phương pháp thí nghiệm xác định dao động của ghế ngồi người lái xe lu rung bánh đơn trong một số điều kiện hoạt động. Kết quả đo được phân tích, đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 2631-1 (1997-E). Kết quả đánh giá cho thấy độ êm dịu của xe chưa thỏa mãn được tiêu chuẩn ISO, đồng thời nó cũng không đảm bảo được thời gian yêu cầu làm việc 4 giờ của người điều khiển khi xe hoạt động. Ngoài ra kết quả này có thể căn cứ về mặt thực nghiệm cho thiết kế tối ưu hệ thống đệm cách dao động cabin xe lu rung | Lê Văn Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 55 - 59 MỘT PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ ĐỘ ÊM DỊU CỦA XE LU RUNG Lê Văn Quỳnh*, Nguyễn Khắc Tuân Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Dao động là một những nguyên nhân chính gây ra bệnh nghề nghiệp cho người điều khiển xe lu rung. Bài báo này trình bày một phương pháp thí nghiệm xác định dao động của ghế ngồi người lái xe lu rung bánh đơn trong một số điều kiện hoạt động. Kết quả đo được phân tích, đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 2631-1 (1997-E). Kết quả đánh giá cho thấy độ êm dịu của xe chưa thỏa mãn được tiêu chuẩn ISO, đồng thời nó cũng không đảm bảo được thời gian yêu cầu làm việc 4 giờ của người điều khiển khi xe hoạt động. Ngoài ra kết quả này có thể căn cứ về mặt thực nghiệm cho thiết kế tối ưu hệ thống đệm cách dao động cabin xe lu rung. Từ khóa: Xe lu rung, thí nghiệm, độ êm dịu, tiêu chuẩn quốc tế, đánh giá. GIỚI THIỆU* Độ êm dịu là một thông số rất quan trọng khi thiết kế xe lu. Ngày nay, độ êm dịu của xe thường được xác định và đánh giá bằng phương pháp mô phỏng số và thí nghiệm. Sử dụng phương pháp thí nghiệm đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới tiến hành nghiên cứu từ rất sớm, GS. Wu Guoliang và các cộng sự (1987) đã tiến hành đo và đánh giá độ êm dịu hoạt động xe lu rung CA25 thông qua tiêu chuẩn đánh giá quốc tế [9] và đến sau đó một số tác giả như Zeng Xianke và cộng sự (1990 )[10]; Beck L và cộng sự (2003) [2]; Ario Kordetansi và cộng sự (2010) [1]; Hou Jingnu và cộng sự (2011) [5], các công bố này đều tiến hành đo và kết quả đo được phân tích đánh giá theo tiêu chuẩn ISO2631-1 (1997-E) [4]. Tuy nhiên, công trình này chưa chỉ rõ được thời gian gây mệt mỏi - giảm hiệu suất làm việc của người điều khiển mà chỉ đánh giá độ êm dịu thông qua gia tốc dao động bình phương trung bình, điều đó sẽ không đánh hết ảnh hưởng của điều kiện hoạt động đến hiệu suất làm việc của người điều khiển. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xây dựng phương pháp thí nghiệm nhằm xác .